Cây có múi là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, diện tích trồng cây có múi có xu hướng tăng với loài chủ lực như cam sành, cam xoàn, quýt đường, quýt hồng, bưởi, chanh. Tuy nhiên để đảm bảo được năng suất cao, chất lượng ổn định thì ngoài biện pháp xử lý ra hoa, vấn đề quản lý sâu bệnh hại cũng quan trọng không kém. Trong đó sâu vẽ bùa là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm vào giai đoạn chồi non.
Cam Quýt là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Được sử dụng rộng rãi vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhất là Vitamin C. Hiện nay, cam quýt được trồng phổ biến ở các vùng có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Ở ĐBSCL các tỉnh như: Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long Trà Vinh,... là những vùng có lịch sử trồng cam quýt lâu đời và gắn liền với quá trình khai phá các vùng này. Cam Quýt được trồng nhiều ở các vùng phù sa ven sông Tiền, sông Hậu: nông dân ở đây có kỹ thuật trồng cam quýt khá cao, đặc biệt là trong kỹ thuật chăm sóc, khắc phục hiện tượng ra quả cách năm, điều khiển ra hoa sớm muộn, tỉa cành, tạo tán cân đối, hạn chế chiều cao của cây, trồng dày hợp lí để tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời, dinh dưỡng khoáng, nước và khoảng không gian, hình thành một hệ cân bằng khá hoàn chỉnh giữa cây trồng và sinh thái vùng đồng bằng.
Hiện nay Bưởi là loại đặc sản rất được ưa chuộng bởi chất lượng độc đáo: Vị thanh, nhiều giá trị dinh dưỡng, không hạt, nước vừa phải, múi màu hồng (bưởi da xanh), múi màu trắng (các giống bưởi khác),…Mỗi trái bưởi có trọng lượng trung bình khoảng hơn 2kg/trái, sau khi thu hoạch có thể để được 15 - 20 ngày mà chất lượng không hề thay đổi. Để sở hữu một vườn bưởi tươi tốt, cho trái quanh năm cần có khâu chuẩn bị thật tốt.