BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

 16:13 23/12/2022        Lượt xem: 521

Bệnh lem lép hạt là tên gọi để chỉ chung hiện tượng hạt lúa có vỏ trấu sậm màu biến đổi từ màu nâu đến đen; từ đen lốm đốm đến đen toàn bộ vỏ trấu bao gồm cả trên hạt lúa có gạo và hạt lúa lép không có gạo, đây là một trong những bệnh hại phổ biến trên cây lúa. Bệnh gây thất thu năng suất bình quân 20%, trong trường hợp nặng có thể lên đến 50% do hạt lúa bị lép, lửng. Bệnh thường gây hại vào giai đoạn lúa trổ bông – chín sữa, nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi (mưa kéo dài, độ ẩm cao) sẽ gây tỷ lệ lép, lửng cao, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng gạo.

photovisi download                                                                     Bệnh lem lép hạt lúa
Nguyên nhân gây bệnh

Theo các tài liệu của các viện nghiên cứu chuyên ngành trong và ngoài nước thì bệnh lem lép hạt trên lúa do rất nhiều nguyên nhân như:

Do điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác: Mưa nhiều, ẩm độ cao sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. Sạ dầy, bón phân không cân đối, bón thừa phân đạm.

Do nhện gié: Nhện gié thường sống trong các bẹ lá lúa. Khi mật độ cao chúng có thể bò lên trên bông lúa chích hút các gié lúa đang phát triển. Các bông lúa bị hại thường mọc thẳng đứng và phần lớn số hạt đều bị lép.

Do nấm và vi khuẩn gây bệnh: Vi khuẩn phổ biến nhất là vi khuẩn Pseudomonas glumae gây bệnh thối đen hạt và nấm gây bệnh như Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae, Fusarium sp, Curvularia lunata, Microdochium oryzae, Phoma sp, Pyricularia oryzae, Sarocladium oryzae, Septoria sp, Tilletia barclayana, Ustilagonoides virens,…

Điều kiện phát sinh bệnh

Bệnh phát triển mạnh từ giai đoạn lúa trổ bông, đặc biệt lây lan và phát triển khi điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm độ kéo dài. Trên thực tế hầu như không có giống lúa nào, chân ruộng nào, ở thời vụ nào mà không có bệnh lem lép hạt gây hại chỉ ở mức độ ít hay nhiều.

+ Vụ Đông Xuân, nếu ruộng bị bón dư phân đạm, lại gieo sạ dày, thời tiết âm u, ít nắng, đêm có sương mù nhiều và se lạnh thì thường bị các loài nấm bệnh như đạo ôn gây hại nặng…

+ Vụ Hè Thu, nếu bị mưa to, gió lớn, nắng nóng lúc trổ bông, thời tiết nóng ẩm vụ Hè Thu cũng rất thích hợp cho các loài vi khuẩn như bạc lá, các nấm như khô vằn, và nhện gié phát triển gây hại nặng…

Trên các chân đất ruộng nhiễm phèn, nhiễm mặn thì các bệnh gạch nâu, đốm nâu sẽ phát triển mạnh và cũng làm cho hạt lúa bị lem lép về sau. Cỏ dại trong ruộng lúa cũng là ký chủ cho nấm bệnh phát triển và phát tán cho ruộng lúa.

Các loại sâu bệnh tấn công lúa vào giai đoạn đòng trổ như bệnh đạo ôn cổ bông, rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít cũng làm gia tăng bệnh lem lép hạt.

Biện pháp phòng trừ

Để phòng trừ lem lép hạt lúa, cần áp dụng tổng hợp các biện pháp sau:

Chọn giống lúa sạch bệnh, tuyệt đối không dùng giống ở những ruộng có biểu hiện bệnh lem lép hạt.

Loại bỏ những hạt lép lửng, biến màu và xử lý hạt giống trước khi trồng.

Thau chua, rửa mặn, khử độc hữu cơ cho đất.

Gieo cấy đúng thời vụ, với mật độ thích hợp.

Bón phân cân đối, cung cấp thêm các loại trung, vi lượng.

Phòng trừ tốt các loại côn trùng, nhện và bệnh hại. Đối với nhện gié bà con cần phòng trừ ngay từ khi cây lúa còn nhỏ.

Biện pháp xử lý bằng thuốc hóa học vẫn được xem là biện pháp hiệu quả nhất cho việc phòng trị bệnh lem lép hạt. Trong việc dùng thuốc phải chú trọng phun phòng bệnh là tốt nhất, để khi bệnh đã xâm nhập vào hạt lúa thì việc phun thuốc trị bệnh sẽ cho hiệu quả thấp, phải phun đi phun lại nhiều lần rất tốn kém.

hellpbim 2

Sản phẩm HELLP*BIM 460SC là sự kết hợp hoàn hảo 1 sản phẩm, 3 hoạt chất không cần phối trộn, 
bà con có thể yên tâm về hiệu quả phòng và trị bệnh. HELLP*BIM 460SC lưu dẫn mạnh, chặn đứng bệnh ngay và hiệu quả. Giúp dưỡng bộ lá đòng đứng và xanh tốt, làm việc hiệu quả cho đến khi thu hoạch, lúa trổ nhanh và đồng loạt, sáng hạt, tăng năng suất. 
Bài viết liên quan
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC ỚT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC ỚT

 14:47 08/05/2023

Với nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe, cũng như đã trở thành 1 gia vị không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người, vì vậy ớt có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Giá thành của ớt hiện nay cũng tương đối cao, cách trồng và chăm sóc ớt rất đơn giản, thêm vào đó số vốn ít, rủi ro thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao nên hiện nay trồng ớt trở thành mô hình làm giàu ở nhiều địa phương. Giống trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, Ớt Búng, Ớt Hiểm. Ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi.

QUẢN LÝ CỎ DẠI TRÊN RUỘNG LÚA

QUẢN LÝ CỎ DẠI TRÊN RUỘNG LÚA

 14:45 08/05/2023

Cỏ dại là một trong những đối tượng dịch hại đáng lo ngại, tác hại rất lớn trên ruộng lúa. Cỏ dại không gây ảnh hưởng trực tiếp cho cây lúa nhưng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước với cây lúa. Cỏ dại có thể làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm đồng thời làm tăng chi phí sản xuất, gạo không thể xuất khẩu nếu có lẫn hạt cỏ. Ngoài ra, nhiều loại cỏ dại là ký chủ của sâu bệnh hại và còn là nơi trú ẩn, sinh sản của chuột. Cỏ dại còn là cầu nối cho nhiều dịch hại nguy hiểm khác. Để chuẩn bị cho một vụ mùa mới, việc tìm giải pháp quản lý cỏ hiệu quả đầu vụ là một trong những vấn đề được nhiều bà con nông dân quan tâm.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SÂU CUỐN LÁ HẠI LÚA

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SÂU CUỐN LÁ HẠI LÚA

 14:45 08/05/2023

Sâu cuốn lá là loài sâu thường gây hại thành dịch lớn và hại nặng trên nhiều vùng trồng lúa ở nước ta. Sâu thường nở rộ và gây hại nặng trên diện rộng vào các giai đoạn: lúa đẻ nhánh, lúa phân hóa đòng, trổ. Nếu gây hại khi lúa đòng đến trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất. Bên cạnh đó vết thương nơi mép lá còn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm.

TIÊU DIỆT SÂU TƠ HẠI BẮP CẢI, SÚP LƠ GIÚP RAU MÀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

TIÊU DIỆT SÂU TƠ HẠI BẮP CẢI, SÚP LƠ GIÚP RAU MÀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

 10:39 08/05/2023

Bắp cải là loại rau màu đang được chiếm ưu thế trong cơ cấu rau màu của nhiều bà con nông dân. Cây cho giá trị dinh dưỡng cao và đươc nhiều người tiêu dùng ưa thích các món ăn được chế biến từ những loại rau này. Hạt cải bắp nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 18-20 độ C. Cây phát triển thuận lợi nhất ở 15-18 độ C. Độ ẩm đất thích hợp 75-85%, ẩm độ không khí 80-90%. Đất quá ẩm (trên 90%) kéo dài 3-5 ngày sẽ làm rễ cây nhiễm độc vì làm việc trong điều kiện yếm khí. Đất: Ưa đất thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, pH: 5.6 - 6.0. Do có lượng sinh khối lớn nên cải bắp yêu cầu dinh dưỡng cao. Vì vậy, phải đảm bảo phân bón sao cho cây có trạng thái tốt, chống chịu sâu bệnh và cho năng suất cao. Tuy nhiên, bắp cải cũng là loại dễ bị sâu bệnh hại tấn công nhất. Đặc biệt là sâu tơ, gây thiệt hại nặng đến vườn rau trồng, làm giảm năng suất cũng như chất lượng của cây bắp cải. Để hạn chế được thiệt hại do sâu tơ gây ra, mời bà con và bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây cách phòng và điều trị sâu tơ hại cây bắp cải.

RỆP SÁP - KHẮC TINH MÃNG CẦU NA

RỆP SÁP - KHẮC TINH MÃNG CẦU NA

 15:11 11/02/2023

Cây mãng cầu ta – na được biết tới là loại cây ăn trái phổ biến được đưa vào sử dụng. Trồng mãng cầu ta đem tới hiệu quả kinh tế cao, trở thành lựa chọn của nhiều người khi có nhu cầu mua trái cây cho cả gia đình sử dụng. Biết về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây mãng ta cầu để áp dụng giúp chúng ta có thể canh tác loại cây trồng này thuận lợi, suôn sẻ và cho năng suất cao.

SÂU VẼ BÙA - MỐI NGUY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

SÂU VẼ BÙA - MỐI NGUY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

 11:43 11/02/2023

Cây có múi là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, diện tích trồng cây có múi có xu hướng tăng với loài chủ lực như cam sành, cam xoàn, quýt đường, quýt hồng, bưởi, chanh. Tuy nhiên để đảm bảo được năng suất cao, chất lượng ổn định thì ngoài biện pháp xử lý ra hoa, vấn đề quản lý sâu bệnh hại cũng quan trọng không kém. Trong đó sâu vẽ bùa là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm vào giai đoạn chồi non.