Quy Trình Kỹ Thuật
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC ỚT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC ỚT

Với nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe, cũng như đã trở thành 1 gia vị không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người, vì vậy ớt có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Giá thành của ớt hiện nay cũng tương đối cao, cách trồng và chăm sóc ớt rất đơn giản, thêm vào đó số vốn ít, rủi ro thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao nên hiện nay trồng ớt trở thành mô hình làm giàu ở nhiều địa phương. Giống trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, Ớt Búng, Ớt Hiểm. Ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi.

QUẢN LÝ CỎ DẠI TRÊN RUỘNG LÚA

QUẢN LÝ CỎ DẠI TRÊN RUỘNG LÚA

Cỏ dại là một trong những đối tượng dịch hại đáng lo ngại, tác hại rất lớn trên ruộng lúa. Cỏ dại không gây ảnh hưởng trực tiếp cho cây lúa nhưng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước với cây lúa. Cỏ dại có thể làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm đồng thời làm tăng chi phí sản xuất, gạo không thể xuất khẩu nếu có lẫn hạt cỏ. Ngoài ra, nhiều loại cỏ dại là ký chủ của sâu bệnh hại và còn là nơi trú ẩn, sinh sản của chuột. Cỏ dại còn là cầu nối cho nhiều dịch hại nguy hiểm khác. Để chuẩn bị cho một vụ mùa mới, việc tìm giải pháp quản lý cỏ hiệu quả đầu vụ là một trong những vấn đề được nhiều bà con nông dân quan tâm.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SÂU CUỐN LÁ HẠI LÚA

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SÂU CUỐN LÁ HẠI LÚA

Sâu cuốn lá là loài sâu thường gây hại thành dịch lớn và hại nặng trên nhiều vùng trồng lúa ở nước ta. Sâu thường nở rộ và gây hại nặng trên diện rộng vào các giai đoạn: lúa đẻ nhánh, lúa phân hóa đòng, trổ. Nếu gây hại khi lúa đòng đến trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất. Bên cạnh đó vết thương nơi mép lá còn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm.

TIÊU DIỆT SÂU TƠ HẠI BẮP CẢI, SÚP LƠ GIÚP RAU MÀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

TIÊU DIỆT SÂU TƠ HẠI BẮP CẢI, SÚP LƠ GIÚP RAU MÀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

Bắp cải là loại rau màu đang được chiếm ưu thế trong cơ cấu rau màu của nhiều bà con nông dân. Cây cho giá trị dinh dưỡng cao và đươc nhiều người tiêu dùng ưa thích các món ăn được chế biến từ những loại rau này. Hạt cải bắp nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 18-20 độ C. Cây phát triển thuận lợi nhất ở 15-18 độ C. Độ ẩm đất thích hợp 75-85%, ẩm độ không khí 80-90%. Đất quá ẩm (trên 90%) kéo dài 3-5 ngày sẽ làm rễ cây nhiễm độc vì làm việc trong điều kiện yếm khí. Đất: Ưa đất thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, pH: 5.6 - 6.0. Do có lượng sinh khối lớn nên cải bắp yêu cầu dinh dưỡng cao. Vì vậy, phải đảm bảo phân bón sao cho cây có trạng thái tốt, chống chịu sâu bệnh và cho năng suất cao. Tuy nhiên, bắp cải cũng là loại dễ bị sâu bệnh hại tấn công nhất. Đặc biệt là sâu tơ, gây thiệt hại nặng đến vườn rau trồng, làm giảm năng suất cũng như chất lượng của cây bắp cải. Để hạn chế được thiệt hại do sâu tơ gây ra, mời bà con và bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây cách phòng và điều trị sâu tơ hại cây bắp cải.

RỆP SÁP - KHẮC TINH MÃNG CẦU NA

RỆP SÁP - KHẮC TINH MÃNG CẦU NA

Cây mãng cầu ta – na được biết tới là loại cây ăn trái phổ biến được đưa vào sử dụng. Trồng mãng cầu ta đem tới hiệu quả kinh tế cao, trở thành lựa chọn của nhiều người khi có nhu cầu mua trái cây cho cả gia đình sử dụng. Biết về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây mãng ta cầu để áp dụng giúp chúng ta có thể canh tác loại cây trồng này thuận lợi, suôn sẻ và cho năng suất cao.

SÂU VẼ BÙA - MỐI NGUY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

SÂU VẼ BÙA - MỐI NGUY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

Cây có múi là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, diện tích trồng cây có múi có xu hướng tăng với loài chủ lực như cam sành, cam xoàn, quýt đường, quýt hồng, bưởi, chanh. Tuy nhiên để đảm bảo được năng suất cao, chất lượng ổn định thì ngoài biện pháp xử lý ra hoa, vấn đề quản lý sâu bệnh hại cũng quan trọng không kém. Trong đó sâu vẽ bùa là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm vào giai đoạn chồi non.

QUẢN LÍ RẦY PHẤN TRẮNG GÂY HẠI TRÊN LÚA

QUẢN LÍ RẦY PHẤN TRẮNG GÂY HẠI TRÊN LÚA

Từ vụ lúa Hè Thu 2010, bọ phấn trắng đã gây hại nghiêm trọng tại nhiều vùng trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như Long An, An Giang, Tây Ninh với diện tích là 15.462 ha. Tác hại do bọ phấn trắng gây ra là chúng chích hút trên lá, làm cho lá lúa bị vàng úa và gây ra hiện tượng lép hạt. Cây lúa bị bọ phấn trắng gây hại có hiện tượng cổ lá lúa bị co rút “xiết” chặt làm cho bông lúa không trổ thoát ra được hoặc trổ ra được nhưng bị quấn sát vào nhau, cũng làm cho hạt bị lép.

QUY TRÌNH XỬ LÍ RA HOA TRÊN CAM QUÝT

QUY TRÌNH XỬ LÍ RA HOA TRÊN CAM QUÝT

Cam Quýt là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Được sử dụng rộng rãi vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhất là Vitamin C. Hiện nay, cam quýt được trồng phổ biến ở các vùng có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Ở ĐBSCL các tỉnh như: Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long Trà Vinh,... là những vùng có lịch sử trồng cam quýt lâu đời và gắn liền với quá trình khai phá các vùng này. Cam Quýt được trồng nhiều ở các vùng phù sa ven sông Tiền, sông Hậu: nông dân ở đây có kỹ thuật trồng cam quýt khá cao, đặc biệt là trong kỹ thuật chăm sóc, khắc phục hiện tượng ra quả cách năm, điều khiển ra hoa sớm muộn, tỉa cành, tạo tán cân đối, hạn chế chiều cao của cây, trồng dày hợp lí để tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời, dinh dưỡng khoáng, nước và khoảng không gian, hình thành một hệ cân bằng khá hoàn chỉnh giữa cây trồng và sinh thái vùng đồng bằng.

QUẢN LÍ SÙNG GÂY HẠI RỄ CÂY - CÂY CAO SU

QUẢN LÍ SÙNG GÂY HẠI RỄ CÂY - CÂY CAO SU

Cây cao su là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đại Kích và là thanh viên có tầm quan trọng kinh tế lớn bởi chất lỏng chiết ra như nhựa cây của nó và có thể thu thập lại như nguồn chủ lực trong sản xuất cao su thiên nhiên. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe. Có thể thu hoạch nhựa cây vào độ cây từ 5 - 6 năm tuổi. Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22 °C đến 30 °C (tốt nhất ở 26 °C đến 28 °C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000mm) nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm. Cây cao su sinh trưởng tự nhiên bằng hạt. Do yêu cầu về chuyên canh cây cao su, hiện nay cây cao su thường được nhân bản vô tính bằng phương pháp ghép mắt trên gốc cây sinh trưởng bằng hạt tự nhiên.

PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA

PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA

Bệnh đạo ôn là một trong những dịch hại nguy hiểm làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng lúa. Trước đây, bệnh đạo ôn chỉ xuất hiện trong vụ lúa Đông Xuân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh đạo ôn đã gây hại hầu hết các vụ lúa trong năm của những tỉnh phía Nam. Bệnh đạo ôn đã làm tăng chi phí sản xuất và gây khó khăn cho nghề trồng lúa ở Việt Nam.

QUẢN LÍ RỆP SÁP PHẤN TRẮNG TRÊN SẦU RIÊNG

QUẢN LÍ RỆP SÁP PHẤN TRẮNG TRÊN SẦU RIÊNG

Đặc điểm hình thái của rệp phấn trắng: Con trưởng thành cái của loài rệp này dài khoảng 2,5 - 4 mm, chiều ngang cơ thể khoảng 0,7 - 3 mm. Rìa mỗi bên cơ thể có 18 sợi tua trắng. Cơ thể phủ đầy chất sáp trắng như bông nên có người gọi là rệp sáp, rầy bông hay rệp bông. Chân phát triển, đốt chuyển và đốt đùi chân sau dài 2,10-3,15mm. Trên đốt chậu và đốt chầy chân sau có nhiều lỗ trong.

TÁC NHÂN CÁCH GÂY HẠI VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI RỄ VÀNG LÁ TRÊN NHÃN

TÁC NHÂN CÁCH GÂY HẠI VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI RỄ VÀNG LÁ TRÊN NHÃN

Những năm gần đây, năng suất, chất lượng các loại trái cây của vùng ĐBSCL không ngừng tăng lên nhờ việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học - công nghệ, tăng cường đầu tư thâm canh, tuyển lựa sử dụng giống mới. Hiện, các tỉnh có diện tích trồng cây ăn trái lớn trong khu vực phải kể đến: Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Đồng Tháp… Các loại cây ăn trái có diện tích lớn ở ĐBSCL bao gồm chuối, xoài, cam, khóm, bưởi, sầu riêng, thanh long, chôm chôm, quýt, nhãn,…

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC SẦU RIÊNG

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC SẦU RIÊNG

Cây Sầu Riêng được xem là cây có nhiều tiềm năng và lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy vây, Sầu riêng là loại cây ăn trái khó tính, đòi hỏi người trồng phải nắm vững kỹ thuật canh tác và tốn nhiều công chăm sóc mới cho thu hoạch được lâu dài. Chính vì vậy, việc đưa ra quy trình kỹ thuật canh tác là một trong những khâu quan trọng quyết định sự thành công trong quá trình sản xuất cây sầu riêng.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỐC BƯƠU VÀNG HẠI LÚA

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỐC BƯƠU VÀNG HẠI LÚA

Vào thời điểm đầu tiên của mỗi vụ lúa, ngoài cỏ dại thì bà con nông dân rất lo ngại sự phá hại của Ốc bươu vàng. Đây là đối tượng khó quản lý và phải tốn rất nhiều chi phí để diệt trừ triệt để do thời tiết mưa nhiều, ruộng thường xuyên có nước làm Ốc có điều kiện sinh sản và phát triển rất mạnh.

BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Bệnh lem lép hạt là tên gọi để chỉ chung hiện tượng hạt lúa có vỏ trấu sậm màu biến đổi từ màu nâu đến đen; từ đen lốm đốm đến đen toàn bộ vỏ trấu bao gồm cả trên hạt lúa có gạo và hạt lúa lép không có gạo, đây là một trong những bệnh hại phổ biến trên cây lúa. Bệnh gây thất thu năng suất bình quân 20%, trong trường hợp nặng có thể lên đến 50% do hạt lúa bị lép, lửng. Bệnh thường gây hại vào giai đoạn lúa trổ bông – chín sữa, nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi (mưa kéo dài, độ ẩm cao) sẽ gây tỷ lệ lép, lửng cao, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng gạo.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA CAO SẢN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA CAO SẢN

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn trên thế giới. Là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước, đưa khu vực Đông Nam Á trở thành trung tâm nông nghiệp đầu tiên của thế giới loài người với sự phát triển mạnh mẽ của cây lúa tạo ra nguồn lương thực dồi dào. Tên khoa học của lúa nước là Oryza sativa thuộc họ Lúa (Poaceae), ở Việt Nam vẫn thường gọi đơn giản là lúa hoặc lúa nước. Ở nước ta lúa nước phân bố chủ yếu ở hai đồng bằng rộng lớn nhất cả nước là Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long, ngoài ra còn được canh tác ở một số đồng bằng nhỏ hẹp trải dài vùng duyên hải miền trung, cá biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc người ta còn cải tạo địa hình thành các ruộng bậc thang để canh tác loài lúa này.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC CÀ PHÊ

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC CÀ PHÊ

Hiện nay có khoảng 60 nước trồng cà phê, trong đó phải kể đến những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu như Braxin, Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Uganda… Trong đó Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê vối đứng đầu nhất thế giới. Chiếm gần một nửa sản lượng cà phê loại này.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC KHOAI MÔN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC KHOAI MÔN

Khoai môn hay còn gọi là khoai sọ là một trong những loại củ phổ biến đối với người Việt. Khoai môn là loại cây dễ trồng, tốn ít công chăm sóc và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng ngắn hạn khác. Tuy vậy cũng cần nắm được kỹ thuật canh tác để trồng cây khoai môn cho năng suất, chất lượng tốt đem lại lợi nhuận cao.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC BƯỞI

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC BƯỞI

Hiện nay Bưởi là loại đặc sản rất được ưa chuộng bởi chất lượng độc đáo: Vị thanh, nhiều giá trị dinh dưỡng, không hạt, nước vừa phải, múi màu hồng (bưởi da xanh), múi màu trắng (các giống bưởi khác),…Mỗi trái bưởi có trọng lượng trung bình khoảng hơn 2kg/trái, sau khi thu hoạch có thể để được 15 - 20 ngày mà chất lượng không hề thay đổi. Để sở hữu một vườn bưởi tươi tốt, cho trái quanh năm cần có khâu chuẩn bị thật tốt.