QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC BƯỞI

 17:38 16/06/2021        Lượt xem: 591

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC BƯỞI
Hiện nay Bưởi là loại đặc sản rất được ưa chuộng bởi chất lượng độc đáo: Vị thanh, nhiều giá trị dinh dưỡng, không hạt, nước vừa phải, múi màu hồng (bưởi da xanh), múi màu trắng (các giống bưởi khác),…Mỗi trái bưởi có trọng lượng trung bình khoảng hơn 2kg/trái, sau khi thu hoạch có thể để được 15 - 20 ngày mà chất lượng không hề thay đổi. Để sở hữu một vườn bưởi tươi tốt, cho trái quanh năm cần có khâu chuẩn bị thật tốt.
1. CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG

Rễ cây bưởi ít phát triển, tập trung ở tầng canh tác, rất mẫn cảm với những thay đổi thất thường của ẩm độ đất và dễ nhiễm nấm gây bệnh sống trong đất nên cần đất thoáng, nhẹ, tơi xốp nhiều oxy, độ màu mỡ khá, giữ được độ ẩm ổn định, lên liếp thoát nước tốt, tầng canh tác dày trên 0,5m, pH thích hợp là 5,5 - 7. Nên chọn đất thịt, đất phù sa là tốt nhất.
Cần phải làm mô đất trước khi trồng cây. Đường kính mô từ 80 - 100cm, chiều cao từ 40 - 60cm. Nên trộn thêm tro trấu, phân chồng ủ mục và đã xử lý với vôi để ngăn sâu bệnh và côn trùng hại cây.

2. LỰA CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG

Các giống bưởi đang được trồng hiện nay: Bưởi Năm Roi, Bưởi Hồng Da Xanh, Bưởi Đường Da Láng, Bưởi Thanh Trà,…
Cây giống được chọn cần phải sạch bệnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng được các cơ quan chức năng hoặc nhân dân địa phương công nhận là cây đủ tiêu chuẩn, đặc biệt không nhiễm các bệnh: Greening, Tristeza,…có năng suất chất lượng ổn định.
Tiêu chuẩn cây giống tốt:
- Cây phải đúng giống, sinh trưởng khỏe, không mang mầm mống sâu bệnh hại.
- Đồng nhất về hình thái và đặc tính di truyền, độ sai khác không vượt quá 5%.
- Chiều cao cây tính từ mặt bầu > 60cm, có 2-3 cành cấp I.
- Đường kính gốc ghép đo cách mặt bầu 10cm: 0,8-1cm.
- Đường kính cành ghép (đo trên vết ghép 2 cm) > 0,7cm.

3. THỜI VỤ TRỒNG

Các cây cho quả thuộc họ có múi nên trồng đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới, thường từ tháng 5 – 6 dương lịch là tốt nhất. Tuy vậy, nếu có thể chủ động về nguồn nước trong cả mùa khô thì có thể trồng cây theo bất cứ mùa nào trong năm.

4. CÁCH TRỒNG

Mật độ và khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng trung bình có thể là 4-5m x 5-6m (tương đương mật độ trồng khoảng 35-50 cây/100m2.
Đắp mô trước khi trồng 2-4 tuần, trộn đều đất đắp mô với 10kg phân hữu cơ hoai mục và 200g voi. Khi trồng, đào lỗ ở giữa mô và bón vào đáy lỗ 200g phân DAP (18% N - 46% P2O5), phủ lên trên một lớp đất mỏng. Dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây cây xuống giữa lỗ làm thế nào để mặt bầu cây nhô cao khoảng 3cm so với mặt mô, sau đó lấp đất xung quanh bầu cây ém nhẹ, kéo bao nylon từ từ lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước. Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh cây bị tách chồi. Sau khi trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45o để cây dễ phát triển cành và tán về sau.

5.  CHĂM SÓC

Tủ gốc giữ ẩm: Tủ gốc giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô. Mùa mưa nên tủ cách gốc khoảng 20cm. Cây còn nhỏ nên làm sạch cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, nhưng có thể trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn, đồng thời tăng thu nhập. Khi cây lớn có thể giữ cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm và chống xói mòn đất, nhưng khi cỏ phát triển mạnh phải cắt bỏ bớt để tránh cạnh tranh dinh dưỡng.
Tạo tán: Là việc làm cần thiết nhằm hình thành và phát triển bộ khung cơ bản, vững chắc từ đó phát triển tán lá cho cây. Tạo cây có hình dạng tim mở tự nhiên sẽ cho năng suất cao và ổn định lâu dài.
Tỉa cành: sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành sau đây:
- Cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10-15cm).
- Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không thể mang quả
- Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời kỳ cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh  tranh dinh dưỡng với quả.
Chú ý: phải khử trùng dụng cụ bằng cách hơ qua ngọn lửa hoặc cồn 70o khi cắt hoặc tỉa cành để tránh lây bệnh.
Kiểm soát chiều cao của tán cây: Khi cành bưởi cao trên 3-4m thì cắt bỏ nhằm khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát để duy trì sức sống tốt của cây, đảm bảo sự cân bằng sinh trưởng và kết trái ở mức tối hảo.
Phòng ngừa sâu bệnh hại trên cây bưởi: 
- Sâu hại: Sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, bọ trĩ, bọ xít xanh, nhện đỏ, rệp muội, rệp sáp, sâu đục thân, bọ phấn trắng, bướm phượng, ruồi vàng đục trái...
- Bệnh hại: Bệnh vàng lá gân xanh, bệnh loét, bệnh sẹo, bệnh chảy gôm, bệnh thán thư, ...

6. TƯỚI NƯỚC

Bưởi cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn cây con và ra hoa đậu trái. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Vào mùa mưa, cần tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết.

7. PHÂN BÓN

Tùy theo đất đai, giống, tình hình sinh trưởng của cây mà quyết định số lượng phân bón cho thích hợp. Về cơ bản các loại phâm đạm, lân, kali cần cung cấp cho cây đầy đủ, bên cạnh đó phân hữu cơ và các nguyên tố vi lượng cũng cần được bón bổ sung để đạt được năng suất cao.
- Thời kỳ cây 1 - 3 năm tuổi: Phân bón được chia làm nhiều đợt để bón cho bưởi. Nếu đã có bón lót phân lân hoặc DAP thì dùng phân Urea với liều lượng 10-20g hòa tan trong 10 lít nước để tưới cho một gốc bưởi (1-2 tháng/lần). Khi  cây trên 1 năm tuổi, bón trực tiếp phân vào gốc.
- Thời kỳ cây bưởi đã cho trái ổn định: có thể chia làm 5 lần bón như sau:

  • Sau thu hoạch:  bón 25% đạm + 25% lân + 10-30 kg hữu cơ/gốc/năm.
  • Bốn tuần trước khi cây ra hoa: bón 25% đạm + 50% lân + 25% kali.
  • Sau khi đậu quả: bón 25% đạm + 25% lân + 25% kali.
  • Giai đoạn quả phát triển: bón 25% đạm + 25% kali.
  • Một tháng trước thu hoạch: bón 25% kali.

Nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Ca(NO3)2/cây/năm vào các giai đoạn sau thu họach, trước khi trổ hoa và sau đậu trái. Có thể phun phân bón lá tối đa không quá 3 lần/vụ trái, mỗi lần cách nhau ít nhất 30 ngày. Không phun phân bón lá vào mùa mưa vì làm cây dễ nhiễm nấm bệnh như Loét, Mốc hồng, Đốm rong.
Phương pháp bón: Nên xới nhẹ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, bề rộng của rãnh khoảng 30-40cm, cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Không cuốc quá sâu có thể gây đứt rễ. Cũng có thể kết hợp với bồi bùn, đắp gốc để bón phân hoặc dùng bừa răng cào lấp phân giúp hạn chế đứt rễ.

8. XỬ LÝ RA HOA
48ca523149e2bcbce5f311

Bưởi Da xanh không cần xử lý vẫn có thể ra hoa, tuy nhiên để cây ra hoa tập trung có thể xử lý ra hoa cho cây theo những cách như sau:
Xiết nước. Bưởi cần thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa. Ở các vườn quản lý được nước thì có thể tạo sự khô hạn để bưởi ra hoa đồng loạt. Tiến hành vào tháng 12 đến tháng 01 dương lịch, thu hoạch quả vào tết Trung Thu; hoặc ở tháng 3-4 dương lịch thu hoạch quả vào Tết Nguyên Đán.
Gặp lúc mưa nhiều thì có thể dùng tấm nylon đen che phủ chung quanh gốc.
Cách xiết nước tiến hành như sau:
- Bước 1: Tỉa cành sâu bệnh kết hợp bón thúc để tăng dinh dưỡng cho cây.
- Bước 2: Rút khô nước để tạo sốc môi trường cho cây. Thời gian kéo dài khoảng 3 tuần, khi thấy biểu hiện lá cây hơi héo thì tiếp nước cho cây.
- Bước 3: Tưới nước và bón phân đầy đủ thúc cây ra hoa, lá.
Lưu ý: Chỉ nên xiết nước đối với vườn cây trên 3 năm tuổi và thời gian xiết nước không quá 20 ngày để kéo dài tuổi thọ và thời kỳ kinh doanh của cây có múi.
Xử lý ra hoa bằng cách lãi lá của cành mang trái: Phương pháp này có thể giúp ra hoa rãi vụ, nhưng chỉ có kết quả chủ yếu trên cây mới cho trái trong vài năm đầu, khi cây đã phát triển, cành mang quả nhiều, kỹ thuật trên ít hiệu quả.

9.  TỈA TRÁI
photovisi download 10

Trên mỗi chùm trái chỉ nên giữ lại tối đa là 02 trái, tốt nhất là 01 trái. Các trái bưởi đậu trong thời gian cây còn nhỏ cũng cần được tỉa bỏ. Nên để trái thu hoạch khi tuổi cây tính từ lúc trồng phải được ít nhất là  36 tháng.

10. THU HOẠCH

Cây bưởi từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 7-8 tháng, tùy theo mùa vụ, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng,… Khi trái chín, túi tinh dầu nở to, vỏ căng và chuyển màu, đáy trái hơi bằng và khi ấn thì mềm, trái nặng. Nên thu hoạch vào lúc trời mát, thao tác nhẹ tay. Tránh thu quả lúc nắng gắt, sẽ làm các tế bào tinh dầu căng dễ vỡ. Không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ.

Bài viết liên quan
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC ỚT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC ỚT

 14:47 08/05/2023

Với nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe, cũng như đã trở thành 1 gia vị không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người, vì vậy ớt có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Giá thành của ớt hiện nay cũng tương đối cao, cách trồng và chăm sóc ớt rất đơn giản, thêm vào đó số vốn ít, rủi ro thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao nên hiện nay trồng ớt trở thành mô hình làm giàu ở nhiều địa phương. Giống trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, Ớt Búng, Ớt Hiểm. Ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi.

QUẢN LÝ CỎ DẠI TRÊN RUỘNG LÚA

QUẢN LÝ CỎ DẠI TRÊN RUỘNG LÚA

 14:45 08/05/2023

Cỏ dại là một trong những đối tượng dịch hại đáng lo ngại, tác hại rất lớn trên ruộng lúa. Cỏ dại không gây ảnh hưởng trực tiếp cho cây lúa nhưng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước với cây lúa. Cỏ dại có thể làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm đồng thời làm tăng chi phí sản xuất, gạo không thể xuất khẩu nếu có lẫn hạt cỏ. Ngoài ra, nhiều loại cỏ dại là ký chủ của sâu bệnh hại và còn là nơi trú ẩn, sinh sản của chuột. Cỏ dại còn là cầu nối cho nhiều dịch hại nguy hiểm khác. Để chuẩn bị cho một vụ mùa mới, việc tìm giải pháp quản lý cỏ hiệu quả đầu vụ là một trong những vấn đề được nhiều bà con nông dân quan tâm.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SÂU CUỐN LÁ HẠI LÚA

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SÂU CUỐN LÁ HẠI LÚA

 14:45 08/05/2023

Sâu cuốn lá là loài sâu thường gây hại thành dịch lớn và hại nặng trên nhiều vùng trồng lúa ở nước ta. Sâu thường nở rộ và gây hại nặng trên diện rộng vào các giai đoạn: lúa đẻ nhánh, lúa phân hóa đòng, trổ. Nếu gây hại khi lúa đòng đến trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất. Bên cạnh đó vết thương nơi mép lá còn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm.

TIÊU DIỆT SÂU TƠ HẠI BẮP CẢI, SÚP LƠ GIÚP RAU MÀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

TIÊU DIỆT SÂU TƠ HẠI BẮP CẢI, SÚP LƠ GIÚP RAU MÀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

 10:39 08/05/2023

Bắp cải là loại rau màu đang được chiếm ưu thế trong cơ cấu rau màu của nhiều bà con nông dân. Cây cho giá trị dinh dưỡng cao và đươc nhiều người tiêu dùng ưa thích các món ăn được chế biến từ những loại rau này. Hạt cải bắp nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 18-20 độ C. Cây phát triển thuận lợi nhất ở 15-18 độ C. Độ ẩm đất thích hợp 75-85%, ẩm độ không khí 80-90%. Đất quá ẩm (trên 90%) kéo dài 3-5 ngày sẽ làm rễ cây nhiễm độc vì làm việc trong điều kiện yếm khí. Đất: Ưa đất thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, pH: 5.6 - 6.0. Do có lượng sinh khối lớn nên cải bắp yêu cầu dinh dưỡng cao. Vì vậy, phải đảm bảo phân bón sao cho cây có trạng thái tốt, chống chịu sâu bệnh và cho năng suất cao. Tuy nhiên, bắp cải cũng là loại dễ bị sâu bệnh hại tấn công nhất. Đặc biệt là sâu tơ, gây thiệt hại nặng đến vườn rau trồng, làm giảm năng suất cũng như chất lượng của cây bắp cải. Để hạn chế được thiệt hại do sâu tơ gây ra, mời bà con và bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây cách phòng và điều trị sâu tơ hại cây bắp cải.

RỆP SÁP - KHẮC TINH MÃNG CẦU NA

RỆP SÁP - KHẮC TINH MÃNG CẦU NA

 15:11 11/02/2023

Cây mãng cầu ta – na được biết tới là loại cây ăn trái phổ biến được đưa vào sử dụng. Trồng mãng cầu ta đem tới hiệu quả kinh tế cao, trở thành lựa chọn của nhiều người khi có nhu cầu mua trái cây cho cả gia đình sử dụng. Biết về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây mãng ta cầu để áp dụng giúp chúng ta có thể canh tác loại cây trồng này thuận lợi, suôn sẻ và cho năng suất cao.

SÂU VẼ BÙA - MỐI NGUY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

SÂU VẼ BÙA - MỐI NGUY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

 11:43 11/02/2023

Cây có múi là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, diện tích trồng cây có múi có xu hướng tăng với loài chủ lực như cam sành, cam xoàn, quýt đường, quýt hồng, bưởi, chanh. Tuy nhiên để đảm bảo được năng suất cao, chất lượng ổn định thì ngoài biện pháp xử lý ra hoa, vấn đề quản lý sâu bệnh hại cũng quan trọng không kém. Trong đó sâu vẽ bùa là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm vào giai đoạn chồi non.