QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA CAO SẢN

 10:56 23/12/2022        Lượt xem: 538

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA CAO SẢN
Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn trên thế giới. Là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước, đưa khu vực Đông Nam Á trở thành trung tâm nông nghiệp đầu tiên của thế giới loài người với sự phát triển mạnh mẽ của cây lúa tạo ra nguồn lương thực dồi dào. Tên khoa học của lúa nước là Oryza sativa thuộc họ Lúa (Poaceae), ở Việt Nam vẫn thường gọi đơn giản là lúa hoặc lúa nước. Ở nước ta lúa nước phân bố chủ yếu ở hai đồng bằng rộng lớn nhất cả nước là Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long, ngoài ra còn được canh tác ở một số đồng bằng nhỏ hẹp trải dài vùng duyên hải miền trung, cá biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc người ta còn cải tạo địa hình thành các ruộng bậc thang để canh tác loài lúa này.
1. THỜI VỤ CANH TÁC LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có khí hậu cận nhiệt đới vô cùng thuận lợi. Mỗi năm nơi đây gieo cấy theo 2 vụ đó là vụ Chiêm và vụ Mùa. Ngoài ra, mỗi năm ĐBSCL còn có thêm một vụ lúa nữa đó là vụ Hè Thu.

Vụ mùa: Vụ mùa thường gieo trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5, tháng 6) và thu hoạch vào cuối mùa mưa (Tháng 11). Vụ này thích hợp trồng các giống lúa địa phương dài ngày, thích nghi với nước sâu. Các giống lúa thường được sử dụng trong vụ mùa tiêu biểu như VND95-19, Nàng thơm chợ đào 5, Nàng Hương 2, MTL250, MTL392, MTL449,…

Vụ Đông Xuân: Là vụ lúa chính trong năm. Thời điểm gieo cấy vụ Đông Xuân là sau khi vụ mùa kết thúc, thường vào cuối mùa mưa (tháng 11, tháng 12) và thu hoạch vào đầu tháng 4. Đây là vụ lúa mới, ngắn ngày. Những giống lúa được sử dụng phổ biến trong vụ này là: IR64, OM 6162, OMCS 2000, OM 5472, OM 6677 và OM 4218, ngoài ra còn có OM 5451, OM 4104, OM 8232, OM 4498,…

Vụ Hè Thu: Vụ Hè Thu thường được bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào khoảng cuối tháng 8. Vụ lúa này thích hợp gieo trồng các giống lúa như: Đài Thơm 8, OMCS21, ND404, OM 4218, OM 6976, OM 5451, Nàng Hoa 9, MTL449, MTL392, OM 4900,…

2. QUY TRÌNH, KỸ THUẬT CANH TÁC

Quy trình trồng lúa bao gồm: Chuẩn bị đất, chọn giống và gieo sạ, bón phân, quản lý nước, phòng trừ sâu bệnh hại và thu hoạch.

Chuẩn bị đất

Sau khi thu hoạch xong cần vệ sinh đồng ruộng. Cày xới theo đúng kỹ thuật, phơi đất ít nhất 3 tuần giữa 2 vụ (Nếu để thời gian phơi đất càng lâu càng tốt).
Khi đến thời điểm xuống giống, tiến hành trang bằng mặt ruộng, trục trạc và đánh bùn thật nhuyễn giúp hạn chế cỏ dại và quản lý nước tốt hơn. Đánh rãnh thoát nước trước khi gieo sạ.

Chuẩn bị hạt giống, gieo sạ hoặc cấy

Chọn giống: Giống là yếu tố đầu tiên quyết định đến năng suất và chất lượng của lúa, gạo sau này. Cần chọn các loại hạt giống lúa tốt, sạch bệnh, bông to, thích hợp với mùa vụ và điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, có sức đề kháng với sâu bệnh tốt, nên sử dụng giống lúa cấp xác nhận để gieo sạ.

Để đảm bảo tỷ lệ nẩy mầm, cần loại bỏ những hạt lép lửng. Trước khi ngâm ủ 3 -  5 ngày hãy lấy mẫu đại diện cho số lượng giống cần để thử tỷ lệ nẩy mầm, lúa mọc mầm trên 90% thì đạt yêu cầu gieo sạ. Xử lý hạt giống bằng hóa chất để phá miên trạng và tiêu diệt mầm bệnh trên hạt giống.

  • Phương pháp sạ

Gần như có đến hơn 95% áp dụng phương thức sạ bằng các hình thức:

Sạ hàng: Sạ bằng công cụ gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp với máy kéo. Lượng hat giống: 100 – 120 kg/ha. Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 20cm.

Sạ lan: Sạ bằng tay sau khi đánh rãnh và kéo bằng mặt ruộng. Lượng hạt giống: 120 – 150 kg/ha.

  • Phương pháp cấy

Tùy vào chân đất, chất lượng hạt giống, tập quán canh tác và phương pháp gieo sạ mà định lượng giống sử dụng:

  • Đối với cấy (2 dảnh/bụi): 30 kg/ha.
  • Khoảng cách cấy: (20cm x 12 hoặc 13cm).
  • Bình quân số bụi/m2: 34 – 45 bụi/m2.

PHƯƠNG PHÁP SẠ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SẠ ƯỚT

SẠ KHÔ

SẠ NGẦM

SẠ CHAY

SẠ GỞI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHUẨN BỊ ĐẤT

Trong điều kiện ướt

Trục, đánh bùn

Đánh rãnh thoát nước

Giữ ẩm

CHUẨN BỊ ĐẤT

Trong điều kiện khô

Cày, bừa

Đào mương thoát phèn

CHUẨN BỊ ĐẤT

Trong điều kiện ngập

Trục, dọn sạch cỏ

Cặm cây phân luống

CHUẨN BỊ ĐẤT

Không làm đất

Phơi đất, đốt đồng

Cho ngập nước vừa phải để sau khi sạ 1 ngày nước vừa cạn

CHUẨN BỊ ĐẤT

Như sạ ướt hoặc sạ khô tùy cách sạ lúa vụ đầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HẠT GIỐNG

Ngâm ủ nẩy mầm

HẠT GIỐNG

Khô, không ngâm ủ

Trộn thuốc bảo vệ hạt

HẠT GIỐNG

Ngâm ủ vừa nẩy mầm

Trộn thuốc bảo vệ mầm

HẠT GIỐNG

Khô, sạ trước khi cho ngập

Ngâm, sạ vào trong nước rồi để ruộng rút nước đủ ẩm

HẠT GIỐNG

Khô hoặc ngâm ủ tùy cách sạ  lúa vụ đầu

Trộn lẫn hạt giống lúa ngắn ngày và lúa mùa theo tỷ lệ thích hợp

Đặc điểm các biện pháp canh tác lúa sạ ở Đồng bằng sông Cửu Long

Chăm sóc: Dặm, tỉa cây sau khi cấy 5 – 7 ngày, nếu lúa mọc không đều, tách những khóm nhiều dảnh, cùng giống vào nhóm không mọc.

Diệt cỏ trên ruộng lúa

Ruộng lúa cần được theo dõi, làm cỏ, khử lẫn thường xuyên. Các thời điểm cần chú ý:

  • Thời điểm 10 – 15 ngày sau khi sạ, cấy: Cần theo dõi và nhổ cỏ sót trên ruộng để giảm nguy cơ cạnh tranh dinh dưỡng ngay từ đầu vụ.
  • Thời điểm 30 – 35 ngày sau khi sạ, cấy: Đây là thời điểm cỏ trổ bông (cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng,…) hay lúa cỏ đã thể hiện kiểu hình khác với lúa nhà nên rất dễ dàng phát hiện và loại trừ.
  • Thời điểm lúa trổ 30 – 35%: Cần tiếp tục loại trừ cỏ dại và lúa cỏ để tránh chúng rụng hạt trên ruộng.
  • Thời điểm trước khi thu hoạch: Một lần nữa cần loại trừ cỏ dại và lúa cỏ để tránh chúng lẫn tạp vào lúa sau khi thu hoạch.

Điều kiện đất thâm canh bằng phẳng rất thuận lợi cho việc sử dụng thuốc cỏ tiền nẩy mầm. Lúc đó hạt cỏ chưa nẩy mầm hiệu quả phun thuốc sẽ tốt hơn. Dùng thuốc trừ cỏ theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.

Quản lý nước trên ruộng lúa

Nước có vai trò quan trọng đối với cây lúa: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.

Nước có tác dụng điều hòa tiểu khi hậu trong ruộng lúa, tạo điều kiện cho việc cung cấp dưỡng chất, làm giảm nhiệt độ, muối, phèn, độc chất và cỏ dại.

Giai đoạn cây cần nước nhất: Mạ, đẻ nhánh, làm đòng và lúa trổ bông.

Thiếu nước ở mọi giai đoạn đều ảnh hưởng đến năng suất lúa. Đặc biệt thiếu nước từ giai đoạn làm đòng đến trổ bông sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa nhiều nhất.

* Nhu cầu sử dụng nước của cây lúa

Nhu cầu nước tăng dần từ giai đoạn mạ đến trổ bông, giảm dần đến giai đoạn chín.

Thiếu nước giai đoạn tăng trưởng: Số lượng chồi, chiều cao cây giảm

Ruộng thiếu nước được tưới lại, cây phục hồi nhưng năng suất giảm ít hoặc nhiều tùy thời gian thiếu nước.

Giai đoạn phát dục (làm đòng – trổ bông), nếu hạn hán kéo dài, năng suất giảm rõ rệt.

Bón phân cho ruộng lúa

Tác dụng một số loại phân:

Phân đạm: Giúp cây phát triển thân, lá, cây to khỏe cho bông lớn. bón đạm theo bảng so màu lá lúa. Tránh bón lai rai, bón dư đạm nhất là ở giai đoạn sau, sẽ làm cho lúa bị lép nhiều.
Phân lân: Giúp cây lúa phát triển tốt bộ rễ, nẩy chồi tốt, hạ phèn.
Bón lót hoặc bón hết lượng lân vào đợt 1 và đợt 2.
Phân Kali: Giúp cây lúa hút các chất dinh dưỡng được tốt hơn, làm cứng cây, chịu hạn tốt, vận chuyển các chất đường bột tốt (hạt lúa vào chắc nhanh).

Sử dụng kích thích tố: Để điều khiển chồi hữu hiệu, số hạt chắc trên bông, giúp cây lúa phát triển tốt đạt năng suất cao, muốn sử dụng thành công kích thích tố, ta cần chọn quy trình canh tác phù hợp thì việc điều khiển ở từng giai đoạn được dễ dàng hơn.

Dinh dưỡng cho lúa cần được bón ở các thời điểm sau

 

LÚA SẠ

LÚA CẤY

Bón lót

Trước khi làm đất

Trước khi cấy

Bón thúc lần 1

Bón vào 7 – 10 ngày sau sạ

Bón vào 7 – 10 ngày sau cấy

Bón thúc lần 2

Bón khi lúa đẻ nhánh tích cực

Bón khi 50% chồi chính trên đồng có đòng 1mm

Bón thúc lần 3

Bón khi 50% chồi chính trên đồng có đòng 1mm

Có thể phun phân qua lá để bổ sung khi lúa trổ đều khi cần thiết

Bón thúc lần 4

Khi lúa trỗ hoàn toàn có thể phun qua lá khi thật cần thiết

 

Phòng trừ sâu bệnh hại

Trong quá trình sản xuất lúa, việc phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là không thể tránh khỏi. Lúa sạ có mật độ cây/đơn vị diện tích dầy hơn lúa cấy nên sâu bệnh dễ phát triển làm hại lúa. Cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp cần được đặc biệt chú ý trong công tác bảo vệ lúa.

Các loại sâu, bệnh hại trong quá trình sinh trưởng của cây lúa:

  • Sâu hại: Bọ trĩ, sâu cuốn lá, sâu đục thân, muỗi hành, các loại rầy, bọ xít,...
  • Bệnh hại: Đạo ôn (Lá, cổ bông, cổ gié), cháy bìa lá, lem lép hạt (Lép đen, lép vàng), khô vằn, lùn xoắn lá,…

Thu hoạch

Thu họach vào thời điểm thích hợp, để tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng suất, có thể sử dụng máy gặt hiện đại.

  • Đối với nhóm lúa nếp: Nên thu hoạch khi gần 90% tổng số hạt đã chín. Thu xong cần tuốt và phơi ngay.
  • Đối với nhóm giống lúa chất lượng: Cần thu hoạch vào lúc sau trỗ 28- 32 ngày hoặc khi 85 – 90% số hạt chuyển màu vàng thì tiến hành thu hoạch. Cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt, giảm chất lượng khi xay xát.
  • Nhóm lúa thường: Cần thu hoạch muộn hơn khi lúa đã chín hoàn toàn (khoảng trên 95% số bông và số hạt đã vàng).
Bài viết liên quan
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC ỚT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC ỚT

 14:47 08/05/2023

Với nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe, cũng như đã trở thành 1 gia vị không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người, vì vậy ớt có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Giá thành của ớt hiện nay cũng tương đối cao, cách trồng và chăm sóc ớt rất đơn giản, thêm vào đó số vốn ít, rủi ro thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao nên hiện nay trồng ớt trở thành mô hình làm giàu ở nhiều địa phương. Giống trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, Ớt Búng, Ớt Hiểm. Ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi.

QUẢN LÝ CỎ DẠI TRÊN RUỘNG LÚA

QUẢN LÝ CỎ DẠI TRÊN RUỘNG LÚA

 14:45 08/05/2023

Cỏ dại là một trong những đối tượng dịch hại đáng lo ngại, tác hại rất lớn trên ruộng lúa. Cỏ dại không gây ảnh hưởng trực tiếp cho cây lúa nhưng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước với cây lúa. Cỏ dại có thể làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm đồng thời làm tăng chi phí sản xuất, gạo không thể xuất khẩu nếu có lẫn hạt cỏ. Ngoài ra, nhiều loại cỏ dại là ký chủ của sâu bệnh hại và còn là nơi trú ẩn, sinh sản của chuột. Cỏ dại còn là cầu nối cho nhiều dịch hại nguy hiểm khác. Để chuẩn bị cho một vụ mùa mới, việc tìm giải pháp quản lý cỏ hiệu quả đầu vụ là một trong những vấn đề được nhiều bà con nông dân quan tâm.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SÂU CUỐN LÁ HẠI LÚA

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SÂU CUỐN LÁ HẠI LÚA

 14:45 08/05/2023

Sâu cuốn lá là loài sâu thường gây hại thành dịch lớn và hại nặng trên nhiều vùng trồng lúa ở nước ta. Sâu thường nở rộ và gây hại nặng trên diện rộng vào các giai đoạn: lúa đẻ nhánh, lúa phân hóa đòng, trổ. Nếu gây hại khi lúa đòng đến trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất. Bên cạnh đó vết thương nơi mép lá còn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm.

TIÊU DIỆT SÂU TƠ HẠI BẮP CẢI, SÚP LƠ GIÚP RAU MÀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

TIÊU DIỆT SÂU TƠ HẠI BẮP CẢI, SÚP LƠ GIÚP RAU MÀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

 10:39 08/05/2023

Bắp cải là loại rau màu đang được chiếm ưu thế trong cơ cấu rau màu của nhiều bà con nông dân. Cây cho giá trị dinh dưỡng cao và đươc nhiều người tiêu dùng ưa thích các món ăn được chế biến từ những loại rau này. Hạt cải bắp nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 18-20 độ C. Cây phát triển thuận lợi nhất ở 15-18 độ C. Độ ẩm đất thích hợp 75-85%, ẩm độ không khí 80-90%. Đất quá ẩm (trên 90%) kéo dài 3-5 ngày sẽ làm rễ cây nhiễm độc vì làm việc trong điều kiện yếm khí. Đất: Ưa đất thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, pH: 5.6 - 6.0. Do có lượng sinh khối lớn nên cải bắp yêu cầu dinh dưỡng cao. Vì vậy, phải đảm bảo phân bón sao cho cây có trạng thái tốt, chống chịu sâu bệnh và cho năng suất cao. Tuy nhiên, bắp cải cũng là loại dễ bị sâu bệnh hại tấn công nhất. Đặc biệt là sâu tơ, gây thiệt hại nặng đến vườn rau trồng, làm giảm năng suất cũng như chất lượng của cây bắp cải. Để hạn chế được thiệt hại do sâu tơ gây ra, mời bà con và bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây cách phòng và điều trị sâu tơ hại cây bắp cải.

RỆP SÁP - KHẮC TINH MÃNG CẦU NA

RỆP SÁP - KHẮC TINH MÃNG CẦU NA

 15:11 11/02/2023

Cây mãng cầu ta – na được biết tới là loại cây ăn trái phổ biến được đưa vào sử dụng. Trồng mãng cầu ta đem tới hiệu quả kinh tế cao, trở thành lựa chọn của nhiều người khi có nhu cầu mua trái cây cho cả gia đình sử dụng. Biết về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây mãng ta cầu để áp dụng giúp chúng ta có thể canh tác loại cây trồng này thuận lợi, suôn sẻ và cho năng suất cao.

SÂU VẼ BÙA - MỐI NGUY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

SÂU VẼ BÙA - MỐI NGUY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

 11:43 11/02/2023

Cây có múi là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, diện tích trồng cây có múi có xu hướng tăng với loài chủ lực như cam sành, cam xoàn, quýt đường, quýt hồng, bưởi, chanh. Tuy nhiên để đảm bảo được năng suất cao, chất lượng ổn định thì ngoài biện pháp xử lý ra hoa, vấn đề quản lý sâu bệnh hại cũng quan trọng không kém. Trong đó sâu vẽ bùa là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm vào giai đoạn chồi non.