BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỐC BƯƠU VÀNG HẠI LÚA

 16:16 23/12/2022        Lượt xem: 1344

Vào thời điểm đầu tiên của mỗi vụ lúa, ngoài cỏ dại thì bà con nông dân rất lo ngại sự phá hại của Ốc bươu vàng. Đây là đối tượng khó quản lý và phải tốn rất nhiều chi phí để diệt trừ triệt để do thời tiết mưa nhiều, ruộng thường xuyên có nước làm Ốc có điều kiện sinh sản và phát triển rất mạnh.

Đặc điểm của Ốc bươu vàng

Ốc bươu vàng có vỏ dạng hình cầu, không bóng, màu thay đổi từ vàng đến nâu, ốc lớn nhanh, càng to thì càng gây hại mạnh.

Ốc có thể sống dưới nước hay trên cạn nhờ có khe mang và cơ quan giống phổi. Chúng có thể sống nhiều tháng trong điều kiện khô hạn và cũng có thể tồn tại trong môi trường ô nhiễm, thiếu oxy nhờ có ống thở.

Ốc bươu vàng có thể sống trong nước ở nhiệt độ từ 0 32oC và sống trong đất khô 6 tháng khi điều kiện tự nhiên thiếu nước.

Quá trình sinh sản của Ốc và cận cảnh trứng nở thành Ốc non

Ốc có tốc độ sinh sản rất nhanh, chúng đẻ trứng thành từng ổ, mỗi ổ khoảng 200 - 300 trứng, mỗi chu kỳ đẻ của chúng khoảng 10 - 12 ổ. Ổ trứng ốc bươu vàng có hình trái xoan, khi mới đẻ trứng có màu hồng đậm và chuyển màu hồng nhạt khi sắp nở. Trứng được đẻ cách mặt nước 30 - 50 cm ở bất cứ giá thể nào xung quanh. Sau 7 - 15 ngày, trứng sẽ nở thành ốc non, tỷ lệ trứng nở rất cao (khoảng 80%). Vòng đời ốc trung bình là 60 ngày, giai đoạn ốc non phát triển từ 15 - 25 ngày, sau đó là giai đoạn ốc lớn và ốc có thể sống từ 4 - 6 năm.

Cách gây hại của Ốc bươu vàng

Trên ruộng lúa ốc gây hại thành từng đám, tập trung ăn nhiều ở những vùng trũng nước, ruộng lúa non, lúa mới gieo,… Trường hợp ruộng bị hạn, nước trong ruộng khô kiệt, ốc có thể sống vùi mình xuống lớp đất sâu, sống tiềm sinh hàng tháng vẫn không chết.

photovisi downloadỐc bươu vàng cắn phá lúa và sinh sản khắp mọi nơi trên ruộng lúa

Ốc bươu vàng thường cắn ngang cây lúa non hay chồi non từ ngay sau khi gieo cấy cho đến khi cây lúa được 30 ngày, chúng hoạt động chủ yếu vào sáng sớm, chiều tối và ban đêm. Lúa non bị Ốc bươu vàng ăn nhiều, có khi không thể phục hồi được phải tốn công tỉa dặm, ở mật độ cao có thể làm ruộng mất trắng, phải gieo lại vì khi cắn ngang thân cây lúa ốc còn tiết ra loại chất nhờn bám vào vết cắn khiến cây lúa không thể tiếp tục sinh trưởng.

Các biện pháp phòng trừ Ốc bươu vàng

Đối với ốc bươu vàng, cần tổ chức diệt bằng nhiều biện pháp như thủ công, sinh học và hóa học.

Biện pháp phòng trừ thủ công

Cho nước vào ruộng sớm (trước khi sạ) để nhử ốc trồi lên, sau đó tiến hành cày diệt ốc. Làm đất kỹ bằng phẳng, tránh để những khu vực trũng nước trên mặt ruộng.

Nên ưu tiên biện pháp thủ công vì đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, an toàn với môi trường: Tiến hành bắt ốc và thu gom ổ trứng đem tiêu hủy.

Có thể sử dụng xơ mít, thân lá khoai, chuối, đu đủ, sắn....dẫn dụ ốc tập trung đến ăn để dễ thu gom. Hoặc cắm cọc ở những chỗ ngập nước, mương kênh tưới để thu hút ốc lên đẻ trứng rồi bắt và thu gom trứng tiêu hủy.

Vét rãnh trên ruộng để khi tháo nước, rút nước trong ruộng nhằm tập trung ốc ở rãnh để bắt.

Đặt lưới ở cống dẫn nước để ngăn chặn ốc xâm nhập, đồng thời cũng dễ thu gom. Nên đặt lưới sớm ngay từ đầu vụ đến khi thu hoạch.

Biện pháp sinh học
Thả vịt vào ruộng lúa ăn ốc non và trứng ốc, thu lượm ốc trưởng thành để làm thức ăn cho cá, vịt.

Biện pháp hóa học
Tuy nhiên ở những nơi có mật độ cao, nhiều ốc thì dùng thuốc là hiệu quả nhất, tránh tình trạng gia tăng mật số quá nhanh, không trở tay kịp.

Bà con sử dụng các loại thuốc trừ Ốc bươu vàng đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam như:

VỊT BẦU ĐỎ 18GR 
đây là sản phẩm đặc trị Ốc bươu vàng dạng bã mồi mới nhất, hiệu quả cao. Có tác dụng dẫn dụ, đồng thời gây độc cho hệ thần kinh của Ốc bươu vàng. Khả năng tan chậm tốt, giúp thuốc có thể tiêu diệt ốc bươu vàng trên lúa cả khi trời mưa, hiệu quả kéo dài. Có thể trộn rải cùng giống mà không ảnh hưởng đến mầm và sinh trưởng của cây lúa.

vbd

Liều lượng khuyến cáo: 800g cho 1,5 - 2 công

* Cách sử dụng

Trước khi sạ: Sau khi làm đất xong đợt cuối, để lắng bùn và giữ mực nước trong ruộng từ 3 - 5cm, sau đó rải thuốc với liều lượng 400g cho 1 công (1000m2).

- Trộn giống: Sau khi làm đất xong đợt cuối, để lắng bùn và giữ mực nước trong ruộng từ 3 - 5cm. Trộn đều 400g thuốc với lượng giống cần cho 1 công (1000m2) và rải.

- Sau khi sạ: Khi vô nước lần đầu tiên lúc 4 - 8 ngày sau khi sạ, xử lý thuốc với liều lượng 400g cho 1 công (1000m2).

BỌ CẠP ĐỎ 700WP thuốc có tác động vị độc, thuốc di chuyển theo nước vào miệng ốc, phá hủy hệ tiêu hóa và hô hấp làm cho ốc chết. Hiệu quả diệt ốc rất cao và nhanh chóng. Diệt triệt để cả ốc nhỏ, ốc lớn. An toàn đối với lúa, phun 1 lần cho cả vụ, tiết kiệm thời gian và chi phí.

vot
Liều lượng khuyến cáo: 80g cho 1000m2             
Phối trộn thêm với NANO ỐC 3.6 VIỆT Á để tăng hiệu lực

* Cách sử dụng

- Phun thời điểm sau khi sạ 5 - 7 ngày: Khi phun mực nước trong ruộng xâm xấp từ 3 - 5 cm và sau phun giữ mực nước này 1 - 2 ngày để diệt hết ốc còn sót lại.

* Lưu ý

Khi dùng thuốc để diệt ốc, bà con nên cho nước vào ruộng, lúc đó con ốc nó sẽ trồi lên. Nếu không cho nước vào ruộng mà phun thuốc sẽ không hiệu quả, vì lúc này con ốc đã chui xuống sâu.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cũng khuyến cáo bà con nên phun thuốc lúc sáng sớm hoặc chiều tối khi ốc hoạt động mạnh nhất để tăng hiệu quả của thuốc.

Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, tuân thủ hướng dẫn trên bao bì. Thuốc diệt Ốc bươu vàng độc với động vật thủy sinh nên cần thận trọng khi sử dụng gần khu vực nuôi trồng thủy sản.

Bài viết liên quan
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC ỚT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC ỚT

 14:47 08/05/2023

Với nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe, cũng như đã trở thành 1 gia vị không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người, vì vậy ớt có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Giá thành của ớt hiện nay cũng tương đối cao, cách trồng và chăm sóc ớt rất đơn giản, thêm vào đó số vốn ít, rủi ro thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao nên hiện nay trồng ớt trở thành mô hình làm giàu ở nhiều địa phương. Giống trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, Ớt Búng, Ớt Hiểm. Ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi.

QUẢN LÝ CỎ DẠI TRÊN RUỘNG LÚA

QUẢN LÝ CỎ DẠI TRÊN RUỘNG LÚA

 14:45 08/05/2023

Cỏ dại là một trong những đối tượng dịch hại đáng lo ngại, tác hại rất lớn trên ruộng lúa. Cỏ dại không gây ảnh hưởng trực tiếp cho cây lúa nhưng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước với cây lúa. Cỏ dại có thể làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm đồng thời làm tăng chi phí sản xuất, gạo không thể xuất khẩu nếu có lẫn hạt cỏ. Ngoài ra, nhiều loại cỏ dại là ký chủ của sâu bệnh hại và còn là nơi trú ẩn, sinh sản của chuột. Cỏ dại còn là cầu nối cho nhiều dịch hại nguy hiểm khác. Để chuẩn bị cho một vụ mùa mới, việc tìm giải pháp quản lý cỏ hiệu quả đầu vụ là một trong những vấn đề được nhiều bà con nông dân quan tâm.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SÂU CUỐN LÁ HẠI LÚA

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SÂU CUỐN LÁ HẠI LÚA

 14:45 08/05/2023

Sâu cuốn lá là loài sâu thường gây hại thành dịch lớn và hại nặng trên nhiều vùng trồng lúa ở nước ta. Sâu thường nở rộ và gây hại nặng trên diện rộng vào các giai đoạn: lúa đẻ nhánh, lúa phân hóa đòng, trổ. Nếu gây hại khi lúa đòng đến trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất. Bên cạnh đó vết thương nơi mép lá còn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm.

TIÊU DIỆT SÂU TƠ HẠI BẮP CẢI, SÚP LƠ GIÚP RAU MÀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

TIÊU DIỆT SÂU TƠ HẠI BẮP CẢI, SÚP LƠ GIÚP RAU MÀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

 10:39 08/05/2023

Bắp cải là loại rau màu đang được chiếm ưu thế trong cơ cấu rau màu của nhiều bà con nông dân. Cây cho giá trị dinh dưỡng cao và đươc nhiều người tiêu dùng ưa thích các món ăn được chế biến từ những loại rau này. Hạt cải bắp nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 18-20 độ C. Cây phát triển thuận lợi nhất ở 15-18 độ C. Độ ẩm đất thích hợp 75-85%, ẩm độ không khí 80-90%. Đất quá ẩm (trên 90%) kéo dài 3-5 ngày sẽ làm rễ cây nhiễm độc vì làm việc trong điều kiện yếm khí. Đất: Ưa đất thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, pH: 5.6 - 6.0. Do có lượng sinh khối lớn nên cải bắp yêu cầu dinh dưỡng cao. Vì vậy, phải đảm bảo phân bón sao cho cây có trạng thái tốt, chống chịu sâu bệnh và cho năng suất cao. Tuy nhiên, bắp cải cũng là loại dễ bị sâu bệnh hại tấn công nhất. Đặc biệt là sâu tơ, gây thiệt hại nặng đến vườn rau trồng, làm giảm năng suất cũng như chất lượng của cây bắp cải. Để hạn chế được thiệt hại do sâu tơ gây ra, mời bà con và bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây cách phòng và điều trị sâu tơ hại cây bắp cải.

RỆP SÁP - KHẮC TINH MÃNG CẦU NA

RỆP SÁP - KHẮC TINH MÃNG CẦU NA

 15:11 11/02/2023

Cây mãng cầu ta – na được biết tới là loại cây ăn trái phổ biến được đưa vào sử dụng. Trồng mãng cầu ta đem tới hiệu quả kinh tế cao, trở thành lựa chọn của nhiều người khi có nhu cầu mua trái cây cho cả gia đình sử dụng. Biết về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây mãng ta cầu để áp dụng giúp chúng ta có thể canh tác loại cây trồng này thuận lợi, suôn sẻ và cho năng suất cao.

SÂU VẼ BÙA - MỐI NGUY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

SÂU VẼ BÙA - MỐI NGUY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

 11:43 11/02/2023

Cây có múi là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, diện tích trồng cây có múi có xu hướng tăng với loài chủ lực như cam sành, cam xoàn, quýt đường, quýt hồng, bưởi, chanh. Tuy nhiên để đảm bảo được năng suất cao, chất lượng ổn định thì ngoài biện pháp xử lý ra hoa, vấn đề quản lý sâu bệnh hại cũng quan trọng không kém. Trong đó sâu vẽ bùa là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm vào giai đoạn chồi non.