BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SÂU CUỐN LÁ HẠI LÚA

 03:45 08/05/2023        Lượt xem: 892

Sâu cuốn lá là loài sâu thường gây hại thành dịch lớn và hại nặng trên nhiều vùng trồng lúa ở nước ta. Sâu thường nở rộ và gây hại nặng trên diện rộng vào các giai đoạn: lúa đẻ nhánh, lúa phân hóa đòng, trổ. Nếu gây hại khi lúa đòng đến trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất. Bên cạnh đó vết thương nơi mép lá còn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm.
Đặc điểm của Sâu cuốn lá
Sâu cuốn lá nhỏ hại trên cây lúa có tên khoa học là Cnaphalocrocis medinalin. Thuộc họ Ngài Sáng (Pyralidae), bộ Cánh Vảy (Lepidoptera).
Vòng đời sâu cuốn lá kéo dài khoảng 30 – 45 ngày, vòng đời của sâu dài hay ngắn còn tùy vào giống lúa, phân bón và thời tiết. Cụ thể, thời gian trứng 6 - 7 ngày, sâu non 15 - 21 ngày, thời kỳ nhộng 6 - 8 ngày và 2 – 4 ngày để bướm vũ hóa và đẻ trứng trở lại. Sâu non có 5 tuổi, mới mở màu trắng trong, đầu có màu nâu đen, khi lớn cơ thể chuyển màu xanh lá mạ - màu vàng, đầu màu nâu sáng.

Cách gây hại của Sâu cuốn lá
Sâu tuổi 1 rất linh hoạt có thể bò khắp trên lá, chui vào lá nõn, mặt trong bẹ lá hoặc bao lá cũ; tuổi 2, 3 trở đi nhả tơ để khâu 2 mép lá cuốn thành tổ nằm trong đó gây hại.
Sâu non tuổi 2 - 3 gây hại nặng nhất, chúng ăn phần thịt bên trong lá, chỉ chừa lại lớp biểu bì khiến lá lúa bị giảm diện tích quang hợp, mất diệp lục tố dẫn đến sinh trưởng kém. Mỗi con sâu non có thể phá hại từ 5 - 9 lá, thời gian di chuyển thường vào buổi chiều (từ 6 giờ - 9 giờ tối), ngày trời mưa hoặc râm mát thì có thể di chuyển bất cứ lúc nào trong ngày.

Biện pháp phòng trừ Sâu cuốn lá
Biện pháp canh tác, kỹ thuật
Vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch, làm sạch cỏ dại.
Gieo sạ với mật độ vừa phải.
Bón phân cân đối, hợp lý, đặc biệt bón phân đạm vừa phải.
Biện pháp hóa học
Đây là đối tượng phổ biến trên đồng ruộng, nếu phun thuốc sớm hoặc định kỳ có thể làm sâu kháng thuốc, do đó để phòng trừ tốt nhất bà con cần thăm đồng thường xuyên, theo dõi, quan sát khi mật độ sâu từ 20 con/m2 trở lên ở giai đoạn đẻ nhánh thì phun thuốc vì trong giai đoạn này sâu gây hại ở mật số thấp thiệt hại không đáng kể do cây lúa có khả năng tự bù đắp, nhưng vào giai đoạn đòng - trổ khi sâu xuất hiện với mật độ khoảng từ 6 – 9 con/m2 trở lên cần tiến hành phun thuốc ngay để diệt trừ hiệu quả, hạn chế tối đa thiệt hại.

                                                          vario
Liều lượng khuyến cáo: 20 - 25ml cho bình 25 lít nước.
⭐ 𝐕𝐀𝐑𝐈𝐎 𝟑𝟎𝟎𝐒𝐂 đ𝒂̣̆𝒄 𝒕𝒓𝒊̣: Sâu cuốn lá, sâu đục thân ngoài ra còn có thể p𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒊̣: Bọ trĩ, nhện gié, nhện đỏ, sâu tơ, sâu xanh,…và nhiều loại sâu hại trên cây trồng khác. Sản phẩm chứa hoạt chất mới tiên tiến, có khả năng chống kháng chéo. Tác động vào cả hệ thần kinh và hệ tiêu hóa của côn trùng. Hạt thuốc siêu mịn, phân tán đều trên bề mặt tiếp xúc, được cung ứng bởi tập đoàn Fertiagro - Singapore. VARIO 300SC ít ảnh hưởng đến môi trường và thiên địch. Phù hợp với chương trình IPM & GAP.

vario sau chet
Hiệu quả sử dụng Vario 300SC

⭐ 𝐏𝐑𝐎𝐃𝐈𝐅𝐄’𝐒 𝟖𝐖𝐆 đặc trị Sâu cuốn lá; phòng trị: Nhện gié, nhện đỏ, bọ trĩ, rầy xanh, sâu tơ, sâu đục trái, sâu vẽ bùa,... Tác động vị độc, tiếp xúc, làm tê liệt hệ thần kinh côn trùng. Hiệu lực diệt trừ sâu hại mạnh, lưu dẫn lâu. PRODIFE'S 8WG là thuốc trừ sâu sinh học, có tác dụng phòng trừ dịch hại, không độc hại với các loài sinh vật có ích, an toàn với sức khỏe con người và môi trường.
                                                     prd
Liều lượng khuyến cáo: 15g cho bình 25 lít nước

𝑳𝒖̛𝒖 𝒚́: Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.
𝑴𝒆̣𝒐: Khi thấy bướm rộ trên đồng ruộng, 6 - 7 ngày sau sẽ xuất hiện lứa sâu tuổi 1,2. Tiến hành phun thuốc vào giai đoạn này sẽ đạt hiệu quả cao.
Bài viết liên quan
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC ỚT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC ỚT

 03:47 08/05/2023

Với nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe, cũng như đã trở thành 1 gia vị không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người, vì vậy ớt có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Giá thành của ớt hiện nay cũng tương đối cao, cách trồng và chăm sóc ớt rất đơn giản, thêm vào đó số vốn ít, rủi ro thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao nên hiện nay trồng ớt trở thành mô hình làm giàu ở nhiều địa phương. Giống trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, Ớt Búng, Ớt Hiểm. Ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi.

QUẢN LÝ CỎ DẠI TRÊN RUỘNG LÚA

QUẢN LÝ CỎ DẠI TRÊN RUỘNG LÚA

 03:45 08/05/2023

Cỏ dại là một trong những đối tượng dịch hại đáng lo ngại, tác hại rất lớn trên ruộng lúa. Cỏ dại không gây ảnh hưởng trực tiếp cho cây lúa nhưng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước với cây lúa. Cỏ dại có thể làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm đồng thời làm tăng chi phí sản xuất, gạo không thể xuất khẩu nếu có lẫn hạt cỏ. Ngoài ra, nhiều loại cỏ dại là ký chủ của sâu bệnh hại và còn là nơi trú ẩn, sinh sản của chuột. Cỏ dại còn là cầu nối cho nhiều dịch hại nguy hiểm khác. Để chuẩn bị cho một vụ mùa mới, việc tìm giải pháp quản lý cỏ hiệu quả đầu vụ là một trong những vấn đề được nhiều bà con nông dân quan tâm.

TIÊU DIỆT SÂU TƠ HẠI BẮP CẢI, SÚP LƠ GIÚP RAU MÀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

TIÊU DIỆT SÂU TƠ HẠI BẮP CẢI, SÚP LƠ GIÚP RAU MÀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

 23:39 07/05/2023

Bắp cải là loại rau màu đang được chiếm ưu thế trong cơ cấu rau màu của nhiều bà con nông dân. Cây cho giá trị dinh dưỡng cao và đươc nhiều người tiêu dùng ưa thích các món ăn được chế biến từ những loại rau này. Hạt cải bắp nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 18-20 độ C. Cây phát triển thuận lợi nhất ở 15-18 độ C. Độ ẩm đất thích hợp 75-85%, ẩm độ không khí 80-90%. Đất quá ẩm (trên 90%) kéo dài 3-5 ngày sẽ làm rễ cây nhiễm độc vì làm việc trong điều kiện yếm khí. Đất: Ưa đất thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, pH: 5.6 - 6.0. Do có lượng sinh khối lớn nên cải bắp yêu cầu dinh dưỡng cao. Vì vậy, phải đảm bảo phân bón sao cho cây có trạng thái tốt, chống chịu sâu bệnh và cho năng suất cao. Tuy nhiên, bắp cải cũng là loại dễ bị sâu bệnh hại tấn công nhất. Đặc biệt là sâu tơ, gây thiệt hại nặng đến vườn rau trồng, làm giảm năng suất cũng như chất lượng của cây bắp cải. Để hạn chế được thiệt hại do sâu tơ gây ra, mời bà con và bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây cách phòng và điều trị sâu tơ hại cây bắp cải.

RỆP SÁP - KHẮC TINH MÃNG CẦU NA

RỆP SÁP - KHẮC TINH MÃNG CẦU NA

 03:11 11/02/2023

Cây mãng cầu ta – na được biết tới là loại cây ăn trái phổ biến được đưa vào sử dụng. Trồng mãng cầu ta đem tới hiệu quả kinh tế cao, trở thành lựa chọn của nhiều người khi có nhu cầu mua trái cây cho cả gia đình sử dụng. Biết về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây mãng ta cầu để áp dụng giúp chúng ta có thể canh tác loại cây trồng này thuận lợi, suôn sẻ và cho năng suất cao.

SÂU VẼ BÙA - MỐI NGUY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

SÂU VẼ BÙA - MỐI NGUY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

 23:43 10/02/2023

Cây có múi là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, diện tích trồng cây có múi có xu hướng tăng với loài chủ lực như cam sành, cam xoàn, quýt đường, quýt hồng, bưởi, chanh. Tuy nhiên để đảm bảo được năng suất cao, chất lượng ổn định thì ngoài biện pháp xử lý ra hoa, vấn đề quản lý sâu bệnh hại cũng quan trọng không kém. Trong đó sâu vẽ bùa là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm vào giai đoạn chồi non.

QUẢN LÍ RẦY PHẤN TRẮNG GÂY HẠI TRÊN LÚA

QUẢN LÍ RẦY PHẤN TRẮNG GÂY HẠI TRÊN LÚA

 21:41 10/02/2023

Từ vụ lúa Hè Thu 2010, bọ phấn trắng đã gây hại nghiêm trọng tại nhiều vùng trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như Long An, An Giang, Tây Ninh với diện tích là 15.462 ha. Tác hại do bọ phấn trắng gây ra là chúng chích hút trên lá, làm cho lá lúa bị vàng úa và gây ra hiện tượng lép hạt. Cây lúa bị bọ phấn trắng gây hại có hiện tượng cổ lá lúa bị co rút “xiết” chặt làm cho bông lúa không trổ thoát ra được hoặc trổ ra được nhưng bị quấn sát vào nhau, cũng làm cho hạt bị lép.