10:39 08/05/2023 Lượt xem: 750
SÂU TƠ HẠI BẮP CẢI
1. Cách gây hại:
- Sâu tơ gặm lá để ăn thành đường rãnh, thoạt nhìn giống những rãnh do ròi đục lá gây ra. Tuy nhiên, đây là triệu chứng do sâu tơ phá hại, sâu ăn các mặt dưới của lá, để lại biểu bì tạo thành các lỗ thủng mờ.
- Nếu mật độ sâu tơ cao, chúng sẽ ăn hết phần thịt lá chỉ còn để lại gân lá làm cây rau giảm khả năng sinh trưởng và phát triển. Khi gây hại nặng có thể làm hại đến 80% năng suất, thậm trí có thể làm chết cả cây.
- Sâu tơ phá hại mạnh nhất ở tuổi 2 và tuổi 3, ăn hết chất diệp lục cây rau và khiến cho cây rau không quang hợp được, làm giảm năng suất của cây rau. Sâu tơ tập chung phá những lá bánh tẻ và lá non trên cây rau, bởi những lá này tập chung dinh dưỡng cao. Nếu những lá này bị sâu tơ ăn hết sẽ còi cọc và kém phát triển.
- Cây bắp cải mỗi vụ có thời gian sinh trưởng thu hoạch kéo dài từ 70-90 ngày và chịu 2-3 lứa sâu tơ phá hại. Thời gian phá hại nặng thường vào các tháng 3 đến tháng 4 và tháng 11-12.
- Sâu tơ sinh sản nhanh và khả năng lan rộng. Vòng đời của sâu tơ trung bình chỉ 20-33 ngày. Mỗi con cái có thể đẻ từ 50-400 trứng và chỉ sau 4-6 ngày trứng sẽ nở thành sâu non. Do đó, việc theo dõi thường xuyên vườn rau để phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ là rất quan trọng.
Vòng đời phát triển của sâu tơ
3. Biện pháp phòng trừ sâu tơ gây hại:
- Khi lật mặt dưới của lá, thấy xuất hiện những con sâu tơ đụng vào sẽ nhả tơ xuống, thì sâu đang ở mức độ thấp. Lúc này, nên ngắt và loại bỏ những ổ trứng, sâu đi để tránh tình trạng lây lan sang những lá khác và mang ra ngoài để tiêu hủy.
- Khi mật độ sâu dày từ 4-5 con/cây trở lên mới nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để loại bỏ chúng. Thời kỳ phòng trị sâu tơ hiệu quả nhất là khi sâu ở tuổi 2. Khi đó, sau nhỏ như sợi tóc, phía đầu có mùa đen. Còn khi sâu ở tuổi 4, tuổi 5 lúc này đã ăn đủ các chất dinh dưỡng và dần hóa nhộng thì khả năng phòng trừ không cao.
- Ở thời điểm sâu tơ tuổi 2 có thể sử dụng thuốc sinh học có hoạt chất như: Abamectin, Emamectin,... và có thời gian cách ly 7-10 ngày hoặc khi cây có hoa, đối với Virtako 40WG cần có thời gian cách ly dài hơn, chính vì vậy cần phun thuốc trong thời kỳ cây rau còn nhỏ.
Thành phần hoạt chất: Emamectin Benzoate 8%w/w - Phụ gia đặc biệt 92%w/w
Công dụng:
- Là thuốc trừ sâu sinh học với hiệu lực mạnh, lưu dẫn kéo dài.
- Thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc và phổ tác động rộng.
- Thẩm thấu mạnh vào mô lá, diệt sâu tận ổ.
- Đặc trị: Sâu khoang, sâu tơ, sâu cuốn lá, sâu xanh da láng, nhện đỏ,...
Liều lượng:
- Pha 30 - 40g cho phuy 200 lít nước.
- Lưu ý: Sâu tơ là loại rất dễ quen và kháng thuốc, vì vậy cần dùng luân phiên thuốc hóa học để phòng trừ. Theo khuyến cáo bà con nên phun thuốc trước khi thu hoạch bông súp lơ, bắp cải trước 10-15 ngày.
Thành phần hoạt chất: Chlorfenapyr 24% + Alpha Cypermethrin 3.55% + Silicon dioxide (Additives) 8% + Phụ gia vừa đủ 1L
Công dụng:
- Đặc tri: Sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu cắn chẽn, sâu xanh da láng,...
- Tác động tiếp xúc, vị độc, thấm sâu nhanh.
- Hoạt chất mới ức chế thần kinh làm cho sâu ngạt, ngừng thở và chết nhanh.
- Hiệu quả nhanh chóng, hiệu lực kéo dài.
- Sâu non chết sau vài giờ phun, sâu lớn chết sau 3 ngày phun.
Liều lượng:
- Pha 20 - 30ml cho bình 25 lít nước.
+ Bên cạnh đó để hạn chế được sâu tơ gây hại cho vụ mùa tiếp theo nên áp dụng tốt biện pháp canh tác như: bố trí thời vụ thích hợp, luân canh cây trồng không cùng một ký chủ, nên trồng xen với cây họ cà sẽ đuổi được bướm sâu tơ.
+ Thường xuyên, dọn sạch đồng ruộng, hủy bỏ những tàn dư thực vật.
+ Tưới phun mưa vào buổi chiều có tác dụng ngăn cản sự giao phối và đẻ trứng của sâu tơ, sâu con có thể rữa trôi.
14:47 08/05/2023
Với nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe, cũng như đã trở thành 1 gia vị không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người, vì vậy ớt có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Giá thành của ớt hiện nay cũng tương đối cao, cách trồng và chăm sóc ớt rất đơn giản, thêm vào đó số vốn ít, rủi ro thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao nên hiện nay trồng ớt trở thành mô hình làm giàu ở nhiều địa phương. Giống trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, Ớt Búng, Ớt Hiểm. Ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi.
14:45 08/05/2023
Cỏ dại là một trong những đối tượng dịch hại đáng lo ngại, tác hại rất lớn trên ruộng lúa. Cỏ dại không gây ảnh hưởng trực tiếp cho cây lúa nhưng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước với cây lúa. Cỏ dại có thể làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm đồng thời làm tăng chi phí sản xuất, gạo không thể xuất khẩu nếu có lẫn hạt cỏ. Ngoài ra, nhiều loại cỏ dại là ký chủ của sâu bệnh hại và còn là nơi trú ẩn, sinh sản của chuột. Cỏ dại còn là cầu nối cho nhiều dịch hại nguy hiểm khác. Để chuẩn bị cho một vụ mùa mới, việc tìm giải pháp quản lý cỏ hiệu quả đầu vụ là một trong những vấn đề được nhiều bà con nông dân quan tâm.
14:45 08/05/2023
Sâu cuốn lá là loài sâu thường gây hại thành dịch lớn và hại nặng trên nhiều vùng trồng lúa ở nước ta. Sâu thường nở rộ và gây hại nặng trên diện rộng vào các giai đoạn: lúa đẻ nhánh, lúa phân hóa đòng, trổ. Nếu gây hại khi lúa đòng đến trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất. Bên cạnh đó vết thương nơi mép lá còn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm.
15:11 11/02/2023
Cây mãng cầu ta – na được biết tới là loại cây ăn trái phổ biến được đưa vào sử dụng. Trồng mãng cầu ta đem tới hiệu quả kinh tế cao, trở thành lựa chọn của nhiều người khi có nhu cầu mua trái cây cho cả gia đình sử dụng. Biết về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây mãng ta cầu để áp dụng giúp chúng ta có thể canh tác loại cây trồng này thuận lợi, suôn sẻ và cho năng suất cao.
11:43 11/02/2023
Cây có múi là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, diện tích trồng cây có múi có xu hướng tăng với loài chủ lực như cam sành, cam xoàn, quýt đường, quýt hồng, bưởi, chanh. Tuy nhiên để đảm bảo được năng suất cao, chất lượng ổn định thì ngoài biện pháp xử lý ra hoa, vấn đề quản lý sâu bệnh hại cũng quan trọng không kém. Trong đó sâu vẽ bùa là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm vào giai đoạn chồi non.
09:41 11/02/2023
Từ vụ lúa Hè Thu 2010, bọ phấn trắng đã gây hại nghiêm trọng tại nhiều vùng trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như Long An, An Giang, Tây Ninh với diện tích là 15.462 ha. Tác hại do bọ phấn trắng gây ra là chúng chích hút trên lá, làm cho lá lúa bị vàng úa và gây ra hiện tượng lép hạt. Cây lúa bị bọ phấn trắng gây hại có hiện tượng cổ lá lúa bị co rút “xiết” chặt làm cho bông lúa không trổ thoát ra được hoặc trổ ra được nhưng bị quấn sát vào nhau, cũng làm cho hạt bị lép.