QUẢN LÍ RỆP SÁP PHẤN TRẮNG TRÊN SẦU RIÊNG

 09:02 06/01/2023        Lượt xem: 611

QUẢN LÍ RỆP SÁP PHẤN TRẮNG TRÊN SẦU RIÊNG
Đặc điểm hình thái của rệp phấn trắng: Con trưởng thành cái của loài rệp này dài khoảng 2,5 - 4 mm, chiều ngang cơ thể khoảng 0,7 - 3 mm. Rìa mỗi bên cơ thể có 18 sợi tua trắng. Cơ thể phủ đầy chất sáp trắng như bông nên có người gọi là rệp sáp, rầy bông hay rệp bông. Chân phát triển, đốt chuyển và đốt đùi chân sau dài 2,10-3,15mm. Trên đốt chậu và đốt chầy chân sau có nhiều lỗ trong.
z3992490346798 2a7bb262cb8b080bb5a453ce4a554c89
Cách gây hại: Rệp phấn trắng gây hại bằng cách bám vào cuống trái non hoặc ranh giữa các gai trên trái để hút dịch vỏ trái sầu riêng. Ở giai đoạn trái non, nếu mật số rệp cao trái sẽ bị biến dạng và rụng. Ở giai đoạn trái lớn, trái phát triển kém và bị sượng. Rệp tiết chất mật đường tạo thu hút nấm bồ hóng phát triển, làm vỏ trái bị đen.
huong dan phong tru rep sap tren cay sau rieng
Đặc điểm phát sinh gây hại của rệp phấn trắng:
  Rệp phấn trắng gây hại khi trái còn non, chích hút trên trái và cuống trái. Thường tập trung với mật số cao trên các trùm trái dày chặt, trong suốt giai đoạn phát triển của trái.
  - Trên lá: Rệp phấn trắng chích hút làm lá bị quăn queo.
  - Trên trái non: Nếu mật số của rệp cao sẽ làm cho trái không phát triển được và có thể bị rụng sớm. Nếu mật số rệp thấp hoặc tấn công khi trái đã lớn thì trái vẫn tiếp tục phát triển nhưng chất lượng trái bị giảm sút, giảm độ ngon ngọt và bị chua.
  - Trên trái đã lớn: Rếp tiết ra mật ngọt tạo môi trường thích hợp cho nấm bồ hóng (Capnodium sp.) phát triển, làm trái bị phủ một lớp bồ hóng, màu đen bẩn, giảm giá trị kinh tế, gậy thiệt hại cho nhà vườn.
Loài rệp này ít di chuyển, chúng sống cộng sinh với kiến đen. Bằng cách kiến đen tha rệp từ nơi này đến nơi khác, từ cây này sang cây khác mỗi khi chỗ rệp đang chích hút đã cạn kiệt nhựa. Ngược lại, trong chất bài tiết của rệp có chứa nhiều chất đường mật làm thức ăn cho kiến.
Biện pháp phòng trị rệp phấn trắng:
Rệp phấn trắng là loài da ký chủ, vì thế việc phòng trị chúng không phải lúc nào cũng được kết quả mong muốn, do chúng thường xuyên có mặt trên những loại cây khác nhau trong vườn. Do đó, để phòng trị rệp nên áp dụng kết hợp nhiều biện pháp:
 * Biệp pháp canh tác:
  - Không nên trồng với mật độ quá dày, để vườn luôn được thông thoáng
  - Vệ sinh vườn tược thường xuyên, cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá...để tạo độ thông thoáng. Chăm sóc chu đáo để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, có sức chống đỡ với dịch hại.
  - Dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến đen.
  - Cắt tỉa cành thông thoáng sau khi thu hoạch. Phun nước bằng vòi phun có áp lực cao.
* Biện pháp hóa học:
  - Nếu thấy xung quanh gốc có nhiều kiến đen có thể dùng thuốc trừ sâu để diệt kiến, hạn chế không cho kiến tha rệp từ cây này sang cây khác.muoi hanh
Sản phẩm SIEU MUOI HANH BO TRI DUC THAN chuyên dụng, là hóa chất diệt côn trùng, diệt sạch côn trùng kháng thuốc và đặc biệt rất độc với kiến.
* Liều lượng: Phun 10 - 20ml cho bình 18 lít nước.

  - Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là ở giai đoạn cây đang có bông, trái non, trái đang phát triển. Để diệt trừ rệp cỏ thể sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất như: Boprofezin, Profenofos,...phun trực tiếp vào chỗ có rệp bu bám. Như:
vua chich hut
Sản phẩm VUA CHÍCH HÚT
Thành phần: Acetamiprid 24% + Buprofezin30%
Coe chế lưu dẫn kéo dài, khả năng chống lột xác cao, làm ung trứng rệp rầy sau khi phun mà không lo bị nóng cây.
* Liều lượng: Phun 15 - 20gam cho bình 25 lít nước.
nhen do
Sản phẩm NHỆN ĐỎ 
Thành phần: Pyridaben 150g/l + Abemectin 10g/l + Profenofos 50g/l
  - Ở giai đoạn trái già sắp chín nếu có xịt thuốc phải chú ý bảo đảm thời gian cách ly của thuốc để giữ an tòan cho người ăn. Trước khi sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn cách xử dụng của nhà sản xuất có in sẵn trên vỏ bao bì.
* Liều lượng: Phun 120ml cho phuy 200 lít nước.



 
Bài viết liên quan
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC ỚT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC ỚT

 14:47 08/05/2023

Với nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe, cũng như đã trở thành 1 gia vị không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người, vì vậy ớt có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Giá thành của ớt hiện nay cũng tương đối cao, cách trồng và chăm sóc ớt rất đơn giản, thêm vào đó số vốn ít, rủi ro thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao nên hiện nay trồng ớt trở thành mô hình làm giàu ở nhiều địa phương. Giống trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, Ớt Búng, Ớt Hiểm. Ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi.

QUẢN LÝ CỎ DẠI TRÊN RUỘNG LÚA

QUẢN LÝ CỎ DẠI TRÊN RUỘNG LÚA

 14:45 08/05/2023

Cỏ dại là một trong những đối tượng dịch hại đáng lo ngại, tác hại rất lớn trên ruộng lúa. Cỏ dại không gây ảnh hưởng trực tiếp cho cây lúa nhưng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước với cây lúa. Cỏ dại có thể làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm đồng thời làm tăng chi phí sản xuất, gạo không thể xuất khẩu nếu có lẫn hạt cỏ. Ngoài ra, nhiều loại cỏ dại là ký chủ của sâu bệnh hại và còn là nơi trú ẩn, sinh sản của chuột. Cỏ dại còn là cầu nối cho nhiều dịch hại nguy hiểm khác. Để chuẩn bị cho một vụ mùa mới, việc tìm giải pháp quản lý cỏ hiệu quả đầu vụ là một trong những vấn đề được nhiều bà con nông dân quan tâm.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SÂU CUỐN LÁ HẠI LÚA

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SÂU CUỐN LÁ HẠI LÚA

 14:45 08/05/2023

Sâu cuốn lá là loài sâu thường gây hại thành dịch lớn và hại nặng trên nhiều vùng trồng lúa ở nước ta. Sâu thường nở rộ và gây hại nặng trên diện rộng vào các giai đoạn: lúa đẻ nhánh, lúa phân hóa đòng, trổ. Nếu gây hại khi lúa đòng đến trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất. Bên cạnh đó vết thương nơi mép lá còn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm.

TIÊU DIỆT SÂU TƠ HẠI BẮP CẢI, SÚP LƠ GIÚP RAU MÀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

TIÊU DIỆT SÂU TƠ HẠI BẮP CẢI, SÚP LƠ GIÚP RAU MÀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

 10:39 08/05/2023

Bắp cải là loại rau màu đang được chiếm ưu thế trong cơ cấu rau màu của nhiều bà con nông dân. Cây cho giá trị dinh dưỡng cao và đươc nhiều người tiêu dùng ưa thích các món ăn được chế biến từ những loại rau này. Hạt cải bắp nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 18-20 độ C. Cây phát triển thuận lợi nhất ở 15-18 độ C. Độ ẩm đất thích hợp 75-85%, ẩm độ không khí 80-90%. Đất quá ẩm (trên 90%) kéo dài 3-5 ngày sẽ làm rễ cây nhiễm độc vì làm việc trong điều kiện yếm khí. Đất: Ưa đất thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, pH: 5.6 - 6.0. Do có lượng sinh khối lớn nên cải bắp yêu cầu dinh dưỡng cao. Vì vậy, phải đảm bảo phân bón sao cho cây có trạng thái tốt, chống chịu sâu bệnh và cho năng suất cao. Tuy nhiên, bắp cải cũng là loại dễ bị sâu bệnh hại tấn công nhất. Đặc biệt là sâu tơ, gây thiệt hại nặng đến vườn rau trồng, làm giảm năng suất cũng như chất lượng của cây bắp cải. Để hạn chế được thiệt hại do sâu tơ gây ra, mời bà con và bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây cách phòng và điều trị sâu tơ hại cây bắp cải.

RỆP SÁP - KHẮC TINH MÃNG CẦU NA

RỆP SÁP - KHẮC TINH MÃNG CẦU NA

 15:11 11/02/2023

Cây mãng cầu ta – na được biết tới là loại cây ăn trái phổ biến được đưa vào sử dụng. Trồng mãng cầu ta đem tới hiệu quả kinh tế cao, trở thành lựa chọn của nhiều người khi có nhu cầu mua trái cây cho cả gia đình sử dụng. Biết về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây mãng ta cầu để áp dụng giúp chúng ta có thể canh tác loại cây trồng này thuận lợi, suôn sẻ và cho năng suất cao.

SÂU VẼ BÙA - MỐI NGUY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

SÂU VẼ BÙA - MỐI NGUY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

 11:43 11/02/2023

Cây có múi là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, diện tích trồng cây có múi có xu hướng tăng với loài chủ lực như cam sành, cam xoàn, quýt đường, quýt hồng, bưởi, chanh. Tuy nhiên để đảm bảo được năng suất cao, chất lượng ổn định thì ngoài biện pháp xử lý ra hoa, vấn đề quản lý sâu bệnh hại cũng quan trọng không kém. Trong đó sâu vẽ bùa là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm vào giai đoạn chồi non.