QUẢN LÍ SÙNG GÂY HẠI RỄ CÂY - CÂY CAO SU

 09:10 10/02/2023        Lượt xem: 434

QUẢN LÍ SÙNG GÂY HẠI RỄ CÂY - CÂY CAO SU
Cây cao su là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đại Kích và là thanh viên có tầm quan trọng kinh tế lớn bởi chất lỏng chiết ra như nhựa cây của nó và có thể thu thập lại như nguồn chủ lực trong sản xuất cao su thiên nhiên. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe. Có thể thu hoạch nhựa cây vào độ cây từ 5 - 6 năm tuổi. Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22 °C đến 30 °C (tốt nhất ở 26 °C đến 28 °C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000mm) nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm. Cây cao su sinh trưởng tự nhiên bằng hạt. Do yêu cầu về chuyên canh cây cao su, hiện nay cây cao su thường được nhân bản vô tính bằng phương pháp ghép mắt trên gốc cây sinh trưởng bằng hạt tự nhiên.
SÙNG HẠI RỄ CÂY CAO SU
* Đặc điểm hình thái - Sinh học:
- Trưởng thành là một loài cánh cứng, hình bầu dục, màu nâu đen, trên cánh có nhứng chấm lõm nhỏ dài, dài 15 - 18mm.
- Sùng màu trắng ngà, thân cong hình chữ C, đẫy sức dài 18 - 20mm.
- Nhộng có màu nâu
- Ban ngày ẩn dưới đất, hoạt động ban đêm, ít bay.
- Đẻ trứng từng quả trong đất, sùng non sống và hóa nhộng trong đất.
* Khả năng và cách gây hại của sùng:
- Sùng có vòng đời sống trong vòng 1 năm. Chúng thích sống trong vườn cây (đặc biệt là trong cây cao su) có trồng xen hoặc có tằng thảm mục dày, nhiều xác bả, phân chuồng tươi,...
- Gây hại cao su ở mọi giai đoạn, nặng nhất ở vườn kiến thiết cơ bản và vườn nhân, ươm.
- Con trưởng thành cắn gặm lá, đôi khi ăn trụi cả lá khi mật số cao. Sự gây hại của của sùng trưởng thành làm giảm sự sinh trưởng của cây trồng.
- Sùng non sinh sống dưới đất, ăn rễ cây tươi, gây chết cây và gây đỗ ngã.
- Sùng non còn là nguồn thức ăn hợp khẩu vị cho heo rừng, nên nhừng cao su gần rừng thường còn bị sự tấn công của heo rừng.
- Cây cao su bị sùng gây hại có lá màu vàng toàn bộ, dần dần cây chết hàng loạt với tốc độ rất nhanh. Khi đào các hố có cây vàng lá, cây chết sâu khoảng 0,5m thấy rễ bị sùng ăn mòn gần hết.

Biện pháp quản lý sùng hại rễ cây

- Không chăn thả trâu bò trong vườn cây (đặc biệt là vườn cao su).

- Tuyệt đối không bón phân hữu cơ chưa hoai mục.

- Định kỳ thu dọn tàn dư thực vật xung quanh vườn.

- Thường xuyên thăm vườn, bắt tiêu diệt khi thấy sùng.

- Từ tháng 4-5 và 8-10, đặt bẫy bằng cây hay phân chuồng tươi để dẫn dụ trưởng thành đến đẻ trứng sau đó thu bẫy diệt.

- Có thể tham khảo sử dụng một số thuốc có hoạt chất mang tính xông hơi và lưu dần nhiều,...
SẢN PHẨM BỌ TRĨ - BỌ HÀ
bt

Thành phần hoạt chất:
Cypermethrin  20g/l - Dimethonate 80g/l - Phụ gia đặc biệt và phối chất vừa đủ 1L
Công dụng:
- Đặc trị: Bọ hà, Sùng hà, Bọ trĩ, Rệp sáp, Muỗi hành,...
- Là thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ, có độ độc cao, phổ tác động rộng, hiệu lực cao.
- Thay thế dòng Chlorpyrifos hiệu quả.
- Tác động tiếp xúc, vị độc, xông hơi.
Liều lượng:
- Pha 40 - 45ml cho bình 25 lít nước.
- Pha 1 chai cho phuy 200 lít nước.

 
Bài viết liên quan
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC ỚT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC ỚT

 14:47 08/05/2023

Với nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe, cũng như đã trở thành 1 gia vị không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người, vì vậy ớt có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Giá thành của ớt hiện nay cũng tương đối cao, cách trồng và chăm sóc ớt rất đơn giản, thêm vào đó số vốn ít, rủi ro thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao nên hiện nay trồng ớt trở thành mô hình làm giàu ở nhiều địa phương. Giống trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, Ớt Búng, Ớt Hiểm. Ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi.

QUẢN LÝ CỎ DẠI TRÊN RUỘNG LÚA

QUẢN LÝ CỎ DẠI TRÊN RUỘNG LÚA

 14:45 08/05/2023

Cỏ dại là một trong những đối tượng dịch hại đáng lo ngại, tác hại rất lớn trên ruộng lúa. Cỏ dại không gây ảnh hưởng trực tiếp cho cây lúa nhưng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước với cây lúa. Cỏ dại có thể làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm đồng thời làm tăng chi phí sản xuất, gạo không thể xuất khẩu nếu có lẫn hạt cỏ. Ngoài ra, nhiều loại cỏ dại là ký chủ của sâu bệnh hại và còn là nơi trú ẩn, sinh sản của chuột. Cỏ dại còn là cầu nối cho nhiều dịch hại nguy hiểm khác. Để chuẩn bị cho một vụ mùa mới, việc tìm giải pháp quản lý cỏ hiệu quả đầu vụ là một trong những vấn đề được nhiều bà con nông dân quan tâm.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SÂU CUỐN LÁ HẠI LÚA

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SÂU CUỐN LÁ HẠI LÚA

 14:45 08/05/2023

Sâu cuốn lá là loài sâu thường gây hại thành dịch lớn và hại nặng trên nhiều vùng trồng lúa ở nước ta. Sâu thường nở rộ và gây hại nặng trên diện rộng vào các giai đoạn: lúa đẻ nhánh, lúa phân hóa đòng, trổ. Nếu gây hại khi lúa đòng đến trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất. Bên cạnh đó vết thương nơi mép lá còn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm.

TIÊU DIỆT SÂU TƠ HẠI BẮP CẢI, SÚP LƠ GIÚP RAU MÀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

TIÊU DIỆT SÂU TƠ HẠI BẮP CẢI, SÚP LƠ GIÚP RAU MÀU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

 10:39 08/05/2023

Bắp cải là loại rau màu đang được chiếm ưu thế trong cơ cấu rau màu của nhiều bà con nông dân. Cây cho giá trị dinh dưỡng cao và đươc nhiều người tiêu dùng ưa thích các món ăn được chế biến từ những loại rau này. Hạt cải bắp nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 18-20 độ C. Cây phát triển thuận lợi nhất ở 15-18 độ C. Độ ẩm đất thích hợp 75-85%, ẩm độ không khí 80-90%. Đất quá ẩm (trên 90%) kéo dài 3-5 ngày sẽ làm rễ cây nhiễm độc vì làm việc trong điều kiện yếm khí. Đất: Ưa đất thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, pH: 5.6 - 6.0. Do có lượng sinh khối lớn nên cải bắp yêu cầu dinh dưỡng cao. Vì vậy, phải đảm bảo phân bón sao cho cây có trạng thái tốt, chống chịu sâu bệnh và cho năng suất cao. Tuy nhiên, bắp cải cũng là loại dễ bị sâu bệnh hại tấn công nhất. Đặc biệt là sâu tơ, gây thiệt hại nặng đến vườn rau trồng, làm giảm năng suất cũng như chất lượng của cây bắp cải. Để hạn chế được thiệt hại do sâu tơ gây ra, mời bà con và bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây cách phòng và điều trị sâu tơ hại cây bắp cải.

RỆP SÁP - KHẮC TINH MÃNG CẦU NA

RỆP SÁP - KHẮC TINH MÃNG CẦU NA

 15:11 11/02/2023

Cây mãng cầu ta – na được biết tới là loại cây ăn trái phổ biến được đưa vào sử dụng. Trồng mãng cầu ta đem tới hiệu quả kinh tế cao, trở thành lựa chọn của nhiều người khi có nhu cầu mua trái cây cho cả gia đình sử dụng. Biết về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây mãng ta cầu để áp dụng giúp chúng ta có thể canh tác loại cây trồng này thuận lợi, suôn sẻ và cho năng suất cao.

SÂU VẼ BÙA - MỐI NGUY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

SÂU VẼ BÙA - MỐI NGUY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

 11:43 11/02/2023

Cây có múi là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, diện tích trồng cây có múi có xu hướng tăng với loài chủ lực như cam sành, cam xoàn, quýt đường, quýt hồng, bưởi, chanh. Tuy nhiên để đảm bảo được năng suất cao, chất lượng ổn định thì ngoài biện pháp xử lý ra hoa, vấn đề quản lý sâu bệnh hại cũng quan trọng không kém. Trong đó sâu vẽ bùa là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm vào giai đoạn chồi non.